Mã tài liệu: 260515
Số trang: 63
Định dạng: doc
Dung lượng file: 338 Kb
Chuyên mục: Luật
MỤC LỤC
Lời nói đầu 5
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỐI SỐNG THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM.
1. Khái niệm chung về lối sống. 8
1.1 Khái niệm lối sống 9
1.2 Những đặc trưng cơ bản của lối sống 14
1.3 Phân loại lối sống 17
2. Khái niệm chung về lối sống theo pháp luật 19
2.1 Định nghĩa lối sống theo pháp luật 19
2.2 Đặc trưng cơ bản của lối sống theo pháp luật 22
2.3 Phân loại lối sống theo pháp luật 24
3. Nhận diện lối sống theo pháp luật ở Việt Nam 25
3.1 Lối sống theo pháp luật ở Việt Nam là lối sống xã hội chủ nghĩa được hình thành trên nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng Sản VN về Nhà nước và pháp luật 25
3.2 Lối sống theo pháp luật ở Việt Nam được hình thành trên nền tảng chuẩn mực hệ thống pháp luật ở VN 27
3.3 Lối sống theo pháp luật ở Việt Nam phản ánh lẽ sống của con người VN, mang đậm tính dân tộc và chủ nghĩa yêu nước sâu sắc phù hợp với từng giai đoạn cách mạng VN 28
3.4 Lối sống theo pháp luật ở Việt Nam mang tính mở 30
Kết luận chương 1 31
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN LỐI SỐNG THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Khái quát thực trạng lối sống theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay
1.1 Những tiền đề cơ bản để xây dựng lối sống theo pháp luật 32
1.2 Những tiêu chí cơ bản để khái quát thực trạng lối sống theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay 42
1.3 Một số đánh giá sơ bộ về lối sống theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay 57
2. Nguyên tắc và giải pháp để xây dựng, phát triển lối sống theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay. 60
2.1 Coi trọng và quan tâm thực chất nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN 60
2.2 Không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm tạo lập tiền đề pháp lý cần thiết cho các hoạt động xã hội 61
2.3 Giải quyết tốt mối quan hệ giữa 3 yếu tố lao động – nghề nghiệp – việc làm, bảo đảm lợi ích cho mỗi người đều được bảo đảm 63
2.4 Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức, hoàn thiện pháp luật và áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước và cá nhân có thẩm quyền 64
2.5 Thực hiện tốt hoạt động kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật 66
2.6 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân 67
2.7 Xây dựng và nhân rộng các mẫu hình văn hóa pháp lí phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi ngành, mỗi địa phương 69
2.8 Nâng cao niềm tin pháp lý và thái độ tôn trọng, thực thi pháp luật đối với nhân dân 70
2.9 Nâng cao hiệu quả pháp luật, hài hoà hoá cơ chế điều chỉnh xã hội bằng các loại quy phạm xã hội khác 71
2.10 Phát huy bản chất, lối sống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn minh của lối sống nhân loại 71
3. Một số kiến nghị 72
Kết luận chương 2 73
Kết luận 74
Danh mục tài liệu tham khảo 76
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
"Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật" là khẩu hiệu, là tư tưởng chỉ đạo hành động của hàng triệu người dân Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng một nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong những năm gần đây cùng với những thay đổi tích cực của mọi mặt đời sống xã hội thì tình trạng xuống cấp về đạo đức, vi phạm pháp luật ngày càng tăng đã và đang là mối quan tâm lo lắng hàng đầu của toàn xã hội. Hiện tượng người dân phạm tội ngày càng tăng về số lượng, nghiêm trọng về tính chất và mức độ. Chính điều này đã ảnh hưởng không chỉ về an ninh trật tự an toàn xã hội mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến cả nền văn hoá, truyền thống đạo đức dân tộc và hạnh phúc của mọi người dân trong xã hội.
Một trong những nguyên nhân cơ bản và dễ thấy ở hầu hết các vụ vi phạm pháp luật hay phạm tội ở nước ta hiện nay là còn thiếu tri thức pháp luật bởi sự hiểu biết pháp luật của họ còn thấp. Thực tế cho thấy có nhiều trường hợp khi sự vụ xảy ra rồi mà đối tượng này không biết là mình đã làm gì, không thấy được rằng đầu là tính bất hợp lý của hành vi đã thực hiện của mình. Chính vì thế mà họ làm trái pháp luật cũng là điều dễ thấy, phải chăng một phần cũng là hậu quả của công tác giáo dục pháp luật ở nước ta chưa được quan tâm đúng mức thậm chí còn thả nổi trong thời gian qua. Từ đó dẫn đến tình trạng ý thức pháp luật ở nước ta còn quá thấp bởi tri thức pháp luật của họ còn quá ít ỏi nếu như không muốn nói là không có gì. Vì vậy việc xem xét, tìm hiểu, giáo dục pháp luật nâng cao ý thức pháp luật và xây dựng lối sống theo pháp luật là vô cùng quan trọng trong việc thực hiện "chiến lược con người" của Đảng cũng như khắc phục tình trạng hiểu biết pháp luật hay thái độ thờ ơ với pháp luật của mọi người dân.
Nhận thức rõ vấn đề này, báo cáo chính trị của ban chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII đã chỉ rõ: "Tăng cường giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm minh, thống nhất và công bằng".
2. Tình hình nghiên cứu hiện nay.
Cho đến nay trong phạm vi cả nước mới chỉ có các công trình nghiên cứu một số vấn đề của xây dựng lối sống theo pháp luật. Có thể kể tới một số công trình nghiên cứu như: "Xây dựng lối sống có văn hoá trong tầng lớp thanh thiếu niên của thành phố Hồ Chí Minh" - Luận án tiễn sĩ triết học của tiến sĩ Đăng Quang Thành; một phần bài giảng trong cuốn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội của nghĩa của tiến sĩ khoa học Đào Trí Úc hay các bài viết trong tạp chí như bài "Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật" của tác giả Nguyễn Khắc Bộ trong tạp chí Dân chủ và Pháp luật số tháng 10/2006, “Xây dựng lối sống theo pháp luật – những vấn đề cần quan tâm” của tiến sĩ Lê Vương Long trong tạp chí dân chủ pháp luật số tháng 04/1997. Tuy nhiên, do vấn đề "lối sống theo pháp luật" là một vấn đề rộng lớn và phức tạp lên các công trình chỉ dừng lại ở những khía cạnh cơ bản của vấn đề.
3. Mục đích nghiên cứu.
Hiện nay, việc tìm hiểu lối sống theo pháp luật đang được quan tâm và tiến hành thực hiện. Vì vậy, với tư cách là một sinh viên tôi mong muốn quan tâm, nghiên cứu vấn đề này thông qua luận văn tốt nghiệp: "Lối sống theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay".
Mục đích tổng quát của luận văn là nghiên cứu từ góc độ lí luận đến thực tiễn thực trạng và giải pháp đẩy nhanh quá trình xây dựng lối sống theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay.Về mặt lí luận góp phần làm rõ các khái niệm cũng như các yếu tố cấu thành cơ bản của lối sống và lối sống theo pháp luật .Về thực tiễn : đánh giá thực trạng lối sống theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay thông qua đó đề xuất một số giải pháp cơ bản .
4. Phương pháp nghiên cứu – phạm vi nghiên cứu.
Trên cơ sở những kiến thức đã tiếp thu trong quá trình học tập tại trường và với các phương pháp nghiên cứu như phương pháp tư duy biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp Luận văn này sẽ cố gắng làm rõ vấn đề "lối sống theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay" Song do tính chất phức tạp, rộng lớn và nhiều mặt của vấn đề không cho phép trong phạm vi bản luận văn tốt nghiệp xem xét được tất cả những khía cạnh của vấn đề. Vì vậy, chúng tôi chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu các vấn đề sau: khái niệm lối sống, lối sống theo pháp luật, thực trạng lối sống theo pháp luật và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh lối sống theo pháp luật.
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn chính xác,tổng quát hơn về lối sống theo pháp luật ở Việt Nam .Từ đó có những phương hướng cũng như giải pháp đúng đắn và sát hợp hơn nhằm đẩy nhanh quá trính hình thành và phát triển lối sống theo pháp luật ở nước ta qua đó góp phần đẩy nhanh sự phát triển của nền kinh tế.
6. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì luận văn bao gồm 2 chương chính sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về lối sống theo pháp luật ở Việt Nam.
Chương 2: Khái quát thực trạng và các giải pháp cơ bản để thúc đẩy quá trình xây dựng lối sống theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
Vấn đề mà bản luận văn đề cập nói chung rất rộng mặt khác đây cũng là một vấn đề lý luận, thực tiễn mới mẻ và phức tạp. Với điều kiện có hạn chế về thời gian, tài liệu, khả năng bản thân nên chắc chắn luận văn này không tránh khỏi thiếu sót nhất định. Kính mong sự chỉ bảo của các thầy, cô giáo trong khoa Hành Chính - Nhà nước, đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn lý luận chung Nhà nước và pháp luật, và sự đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên nhằm làm cho đề tài được hoàn thiện hơn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 598
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 587
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 541
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 1264
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 1830
⬇ Lượt tải: 32
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 556
⬇ Lượt tải: 16