Mã tài liệu: 211285
Số trang: 0
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 409 Kb
Chuyên mục: Luật
Phần mở đầu
Trong các quan hệ song phương và đa phương về kinh tế, vấn đề sở hữu trí tuệ đã trở nên vô cùng quan trọng và đã trở thành những thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trong những năm gần đây. Đặc biệt hơn, đối với Việt Nam, vấn đề sở hữu trí tuệ hiện đã trở thành một trong những yêu cầu có tính bắt buộc mà Việt Nam cần phải tuân thủ trước khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Vấn đề được đặt ra ở đây là, để hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam buộc phải xây dựng một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu công nghiệp nói riêng một cách thoả đáng và thực sự có hiệu quả. Một mặt, hệ thống này phải đáp ứng được các nguyên tắc cơ bản và các chuẩn mực tối thiểu của Hiệp định TRIPS - WTO; và mặt khác, nó còn là việc đáp ứng những đòi hỏi của chính bản thân nền kinh tế trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng, về cơ bản đáp ứng được các yêu cầu hội nhập và đạt được những kết quả đáng khích lệ trong nước.Tuy nhiên, so với tình hình chung về sở hữu công nghiệp trên thế giới, hệ thống sở hữu công nghiệp của Việt Nam còn nhiều hạn chế cần phải được khắc phục và hoàn thiện: Sở hữu công nghiệp vẫn đang còn là vấn đề mới mẻ đối với nhiều nhà nghiên cứu khoa học, nhiều doanh nghiệp và các tầng lớp xã hội; Số lượng vi phạm, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang gia tăng đến mức báo động, khó kiểm soát; hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng công nghiệp thực sự chưa vận hành có hiệu quả .
Vấn đề đặt ra ở đây là, trong thời gian qua chưa có nhiều nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện hệ thống này về hiện trạng, khả năng đáp ứng các đòi hỏi có tính chất thách thức của nó và đặc biệt là đưa ra các căn cứ lý luận, thực tiễn cũng như các giải pháp, cụ thể là các biện pháp vĩ mô về đổi mới hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nhằm vận hành Hệ thống này có hiệu quả như mong muốn.
Chính bởi vậy, Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đề xuất các giải pháp về đổi mới hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của Việt Nam nhằm đáp ứng các yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế và góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả của chính sách về sở hữu công nghiệp của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đồng thời, phát huy các yếu tố thúc đẩy, động viên, khuyến khích hoạt động sáng tạo của người Việt Nam trong phát triển khoa học và công nghệ, kinh tế và xã hội. Theo đó, Đối tượng nghiên cứu củaluận văn là Hiệu lực pháp lý và Hiệu quả của hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của Việt Nam.
Trong khuôn khổ luận văn, phạm vi nghiên cứu của luận văn được tập trung vào những vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến chính sách bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đã và đang được thực thi ở Việt Nam, hiện trạng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam, nhu cầu và đòi hỏi đối với hoạt động này nhằm đưa ra các biện pháp vĩ mô để nâng cao hiệu lực pháp lý và hiệu quả của toàn bộ hệ thống.
Đề tài: Hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của Việt Nam hiện nay, cơ sở lý luận và phương hướng đổi mới trong thời gian tới
Nội dung của Luận văn được xây dựng trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp thống kê, phương pháp suy luận logic . , và có kết cấu bao gồm Phần mở đầu và 3 chương nội dung, trong đó:
Chương I - Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu công nghiệp nói riêng, và hội nhập kinh tế quốc tế;
Chương II - Hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của Việt Nam hiện nay;
Chương III - Đổi mới hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của Việt Nam; và
Kết luận và khuyến nghị
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 865
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 931
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 144
👁 Lượt xem: 642
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 188
👁 Lượt xem: 683
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 142
👁 Lượt xem: 555
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 1272
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 131
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 0
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 18