Mã tài liệu: 229337
Số trang: 8
Định dạng: doc
Dung lượng file: 92 Kb
Chuyên mục: Luật
[FONT=Times New Roman]NỘI DUNG
[FONT=Times New Roman]Theo dự kiến, tại Kỳ họp thứ 7 diễn ra đầu năm 2010, Quốc hội Khóa XII sẽ xem xét, thông qua Dự án Luật trọng tài thương mại. Đây là dự án Luật có ý nghĩa rất lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của nước ta. Để góp phần vào việc nghiên cứu, hoàn thiện dự án Luật, bài viết đề cập đến quá trình hình thành, thực trạng pháp luật về trọng tài thương mại ở Việt Nam, những hạn chế, nguyên nhân và yêu cầu, định hướng hoàn thiện nhằm tiếp cận các chuẩn mực trọng tài thương mại quốc tế.
[FONT=Times New Roman]1. Pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam
[FONT=Times New Roman]1.1. Trước khi có Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003
[FONT=Times New Roman]Trước khi có Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 (Pháp lệnh TTTM 2003), ở Việt Nam tồn tại hai loại hình trọng tài, đó là trọng tài kinh tế nhà nước và trọng tài phi chính phủ. Trọng tài kinh tế nhà nước là mô hình trọng tài do Nhà nước thành lập ra, có chức năng giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp nhà nước. Như vậy, thực chất, trọng tài kinh tế nhà nước là cơ quan của Nhà nước, vừa thực hiện chức năng quản lý kinh tế, vừa thực hiện chức năng giải quyết các tranh chấp kinh tế giữa các tổ chức kinh tế nhà nước (1). Mô hình này được hình thành đầu tiên bằng Nghị định số 20/TTg ngày 14/4/1960. Sau đó, được nâng lên bằng Pháp lệnh Trọng tài kinh tế nhà nước năm 1990, theo đó, trọng tài được tổ chức ở ba cấp, đó là Trọng tài kinh tế nhà nước, Trọng tài kinh tế tỉnh và Trọng tài kinh tế huyện. Mô hình này tồn tại đến năm 1993 và bị thay thế bởi hệ thống tòa án kinh tế theo Luật sửa đổi một số điều của Luật Tổ chức tòa án năm 1993. Bắt đầu từ thời điểm này, các tòa án kinh tế sẽ giải quyết các tranh chấp kinh tế.
[FONT=Times New Roman]Đối với trọng tài phi Chính phủ, tồn tại hai mô hình khác nhau. Mô hình thứ nhất ra đời từ năm 1963 bằng Nghị định số 59/CP ngày 30/4/1963 của Hội đồng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng Trọng tài ngoại thương. Tiếp sau đó, ngày 5/10/1964, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 153/CP về việc thành lập Hội đồng Trọng tài hàng hải. Đến ngày 28/4/1993, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 204/TTg về việc thành lập Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trên cơ sở hợp nhất Hội đồng Trọng tài ngoại thương và Hội đồng Trọng tài thương mại hàng hải. Mô hình trọng tài thứ hai là các trung tâm trọng tài kinh tế được thành lập theo Nghị định số 116/CP ngày 05/09/1994 của Chính phủ. Có 05 trung tâm trọng tài được thành lập theo Nghị định này (02 Trung tâm tại thành phố Hà Nội, 01 Trung tâm tại thành phố Hồ Chí Minh, 01 Trung tâm tại Cần Thơ và 01 Trung tâm tại Bắc Giang).
[FONT=Times New Roman]Như vậy, tuy mang bản chất là hình thức trọng tài phi Chính phủ nhưng trọng tài thương mại tại Việt Nam được hình thành và chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản khác nhau. Cụ thể, VIAC hoạt động theo Quyết định số 204/TTg ngày 28/4/1993 của Thủ tướng Chính phủ, có Điều lệ và Quy tắc tố tụng riêng, không có bất kỳ liên quan nào đến loại hình trọng tài theo Nghị định số 116/CP. Trong khi đó, có 5 trung tâm trọng tài được thành lập theo Nghị định số 116/CP và chịu sự điều chỉnh duy nhất của Nghị định số 116/CP, không có liên quan gì đến Quyết định số 204/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
[FONT=Times New Roman]Điểm đáng lưu ý là, các văn bản pháp luật về trọng tài trong thời điểm này đều có hiệu lực pháp lý thấp, mới dừng ở mức cao nhất là nghị định. Nội dung văn bản còn có nhiều điểm bất cập, thiếu đồng bộ và chưa có cơ chế đảm bảo cần thiết để vận hành có hiệu quả.
[FONT=Times New Roman]Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng nguyên nhân cơ bản là do được ban hành trong bối cảnh nền kinh tế mới trong giai đoạn bắt đầu chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường, hệ thống pháp luật thương mại chưa được hình thành một cách đồng bộ, chưa điều chỉnh kịp thời các quan hệ thương mại phát sinh trong thực tiễn. Thêm vào đó, yếu tố quản lý nhà nước trong quá trình ban hành văn bản pháp luật luôn được đề cao, trong khi yếu tố thực tiễn lại chưa được chú ý đúng mức. Vì vậy, các văn bản pháp luật về trọng tài, đặc biệt là Nghị định số 116/CP đã quá quan tâm đến vấn đề quản lý về trọng tài bằng việc đưa ra một loạt các điều kiện về việc thành lập các trung tâm trọng tài, về tiêu chuẩn trọng tài viên, về quản lý nhà nước về trọng tài v.v Trong khi đó, hàng loạt chế định cơ bản của trọng tài lại không được đề cập đến, như: vấn đề thoả thuận trọng tài vô hiệu và việc xử lý hậu quả của nó, sự can thiệp hỗ trợ của tòa án trong việc chỉ định trọng tài viên, thay đổi trọng tài viên, áp dụng biện pháp tạm thời, công nhận và thi hành quyết định trọng tài v.v
[FONT=Times New Roman] .
TÀI LIỆU
1) Bộ Tư pháp, Trọng tài kinh tế - một hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta, Đề tài khoa học cấp trường, Mã số: LH 95 008.
(2) VIAC hoặc các trung tâm trọng tài khác chắc chắn sẽ phải từ chối đơn kiện, bởi điều khoản trọng tài không chỉ rõ tên một tổ chức trọng tài cụ thể để giải quyết tranh chấp. Đối với VIAC, theo Điều lệ và Quy tắc tố tụng của mình, VIAC chỉ có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp khi các bên có thoả thuận chọn VIAC để giải quyết tranh chấp.
(3) Điều 32 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế.
(4) Rất nhiều quyết định trọng tài của VIAC được tuyên cũng chỉ có ý nghĩa về mặt giấy tờ, bởi trong quá trình giải quyết tranh chấp, mặc dù biết các tài sản của vụ tranh chấp bị một bên tẩu tán nhưng đành chấp nhận mà không thể nhận được sự trợ giúp của tòa án.
(5) Quy định tại các Điều 39; 40 (các khoản 4, 5); Điều 44(khoản 3); Điều 45; 47 (các khoản 3, 4); Điều 48 (khoản 8); Điều 64; 65; 67 của Dự thảo.
(6) Điều 64. Căn cứ huỷ phán quyết trọng tài.
Toà án ra quyết định huỷ phán quyết trọng tài nếu bên yêu cầu chứng minh được Hội đồng Trọng tài đã ra phán quyết trọng tài thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a. Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
b. Thành phần Hội đồng Trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định bắt buộc của Luật này;
c. Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài; trong trường hợp phán quyết trọng tài có một phần không thuộc thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài thì phần phán quyết này bị huỷ.
d. Trọng tài viên vi phạm quy định tại Điều 19 của Luật này trong quá trình tố tụng trọng tài.
e. Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 555
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 1378
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 564
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 404
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 716
⬇ Lượt tải: 23
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 17