Mã tài liệu: 236091
Số trang: 12
Định dạng: doc
Dung lượng file: 83 Kb
Chuyên mục: Luật
1. Vấn đề phân loại lỗi đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong pháp luật sở hữu trí tuệ
Theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành thì việc xác định hình thức lỗi cũng chỉ có ý nghĩa trong một số trường hợp nhất định. Trong một số trường hợp, lỗi vô ý là một trong những điều kiện cần để được xem xét giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Còn mọi trường hợp gây thiệt hại do lỗi cố ý thì luôn phải chịu trách nhiệm bồi thường “toàn bộ”. Theo như phân tích tại chương I, các quốc gia trên thế giới xem việc phân loại lỗi có ý nghĩa rất quan trọng, ví dụ như pháp luật của Đức cho phép Toà án có quyền xem xét để giảm mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi phạm được xác định là do lỗi vô ý nhẹ.
Theo pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành của Việt Nam, việc phân loại lỗi đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại không thực sự có nhiều ý nghĩa và không ảnh hưởng đến bất cứ yếu tố nào trong toàn bộ cơ chế bồi thường thiệt hại. Một hành vi xâm phạm dù là do lỗi vô ý, cố ý hay không có lỗi đều phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại thực tế gây ra. Điều này có lẽ xuất phát từ quan điểm pháp lý của Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại là chủ trương khôi phục các quan hệ dân sự bị phá vỡ chứ không nhằm mục đích trừng phạt. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm của các nước và thực tiễn tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt nam hiện nay, có thể thấy, việc phân hoá trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo mức độ lỗi cũng như tính nghiêm trọng trong hành vi vi phạm là điều cần thiết phải tính đến một mặt nhằm nâng cao ý thức pháp luật của người dân, mặt khác, đảm bảo tốt hơn tính hiệu quả, công bằng trong quá trình áp dụng và thực thi pháp luật.
Ngoài ra, ở góc độ loại trừ trách nhiệm, thiết nghĩ, pháp luật Việt nam cũng cần tính đến khả năng loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho những trường hợp rõ ràng cho thấy người có hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ không có điều kiện để biết hoặc không thể biết hành vi của mình là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của những người bán lẻ. Điển hình của trường hợp này là tình trạng rất thực tế ở Việt nam đối với những người bán lẻ ở vùng sâu, vùng xa không có điều kiện để nhận biết hoặc không có đủ kiến thức và hiểu biết để phân biệt được hàng thật và hàng vi phạm đặc biệt khi mà tính chất hàng giả lại được sản xuất, thực hiện một cách hết sức tinh vi và khó nhận biết. Vì vậy, càng không có cơ sở để những người này biết rằng mình đang vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, thậm chí bản thân họ đôi khi cũng trở thành nạn nhân của hành vi vi phạm được thực hiện bởi người khác. Tuy nhiên, người có hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ về mặt khách quan trong những trường hợp như vậy phải có trách nhiệm chứng minh sự vô lỗi của mình để được miễn trừ trách nhiệm.
2. Về hành vi gián tiếp xâm phạm quyền sở hữu trí tu
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 520
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 597
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 580
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 595
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 18