Mã tài liệu: 263941
Số trang: 47
Định dạng: zip
Dung lượng file: 157 Kb
Chuyên mục: Kỹ thuật - Công nghệ
LỜI NÓI ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Từ thập kỷ 70 đến nay do tác động của cuộc cách mạng KHCN hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới… đã làm cho bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế thế giới biến đổi sâu sắc về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt động - là bước ngoặt mang tính lịch sử, trong đại: Chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh thông tin, trong đó nền kinh tế tri thức sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong hoạt động kinh tế xã hội. Hoạt động thông tin - thư viện với tư cách là một phân ngành kinh tế tri thức quan trọng có những thay đổi, phù hợp với xu thế toàn cầu hoá trên thế giới.
Trong thực tiễn hoạt động thông tin - thư viện có những mô hình khác nhau. Đối với các nước đang phát triển hoạt động thông tin - thư viện dưới sự đầu tư toàn diện của nhà nước nhằm đảm bảo an ninh Quốc gia. Những nước trong nền kinh tế thị trường, hoạt động thông tin - thư viện hướng tới xã hội hoá thông tin nằm trong thành phần của kết cấu hạ tầng xã hội, trợ giúp cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Ngày nay hoạt động thông tin - thư viện góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế, hoạt động thông tin - thư viện nhằm nâng cao sức sản xuất tạo ra những sản phẩm có giá trị trong khu vực công nghiệp và dịch vụ, hỗ trợ ra quyết định giải quyết những vấn đề kinh tế đặt ra. Đồng thời đã và đang trở thành bộ phận hữu cơ của hoạt động xã hội, đem lại hiệu quả cao cho công tác quản lý xã hội và tác động tới cấu trúc hệ thống quản lý xã hội. Việc sử dụng các nguồn thông tin hiệu quả trong công việc của người dùng tin cần trở thành thói quen, tập quán của con người trong xã hội hiện đại.
Công nghệ thông tin đã và đang ngày càng phát triển nhanh và được sử dụng nhằm thực hiện các quá trình thu thập, lưu trữ, xử lý, truyền dẫn và khai thác phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Pháp lệnh thư viện đã quy định: “Thư viện có chức năng, nhiệm vụ giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc, thu thập, tàng trữ, tổ chức việc khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội nhằm truyền bá tri thức, cung cấp Thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân; Góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hoá phục vụ công cuộc CNH - HĐH đất nước”.( Điều 1 - Pháp lệnh Thư viện ).
Trong giai đoạn hiện nay hoạt động thông tin - thư viện đã và đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng tin góp phần vào giai đoạn CNH - HĐH đất nước.
2. Mục đích và ý nghĩa của đề tài.
Đảng và Nhà nước ta khẳng định tầm quan trọng của hoạt động thông tin - thư viện và chỉ đạo nhằm tăng cường và phát huy công tác thông tin- thư viện trong hệ thống thông tin khoa học.
Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động thông tin - thư viện đóng trò quan trọng trong hệ thống thông tin khoa học góp phần phát triển nền kinh tế xã hội, thực hiện công cuộc CNH - HĐH trên đất nước ta, phấn đấu năm 2020 trở thành một nước công nghiệp. Tuy nhiên hoạt động thông tin - thư viện trong hệ thống thông tin khoa học còn có những hạn chế cần có những giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
Là một sinh viên ngành Thông tin - Thư viện, nhận thức được vai trò, nhiệm vụ hoạt động thông tin - thư viện trong hoạt động thông tin khoa học nhằm thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, đẩy mạnh công tác phổ biến tri thức khoa học và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. Do đó, Tôi đã mạnh dạn chọn đề tài khoá luận tốt nghiệp: “Hoạt động thông tin - thư viện trong hệ thống thông tin khoa học - Thực trạng và giải pháp”.
Đề tài nghiên cứu với mục đích: Tìm hiểu hoạt động Thông tin - Thư viện trong một số lĩnh vực kinh tế – xã hội – giáo dục và đời sống. Khái quát về các hệ thống thông tin khoa học hiện nay với cơ chế đổi mới kinh tế mở có sự quản lý của nhà nước.
Với một đề tài cấp thiết, tôi nhận thấy rằng khoá luận đề cập đến các vấn đề về mặt lý luận cũng như thực tiễn:
+ Về mặt lý luận: Xác định tầm quan trọng của hoạt động thông tin - thư viện trong hoạt động thông tin khoa học. Từ đó thực hiện nhiệm vụ, chiến lược và những kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội .
+ Về mặt thực tiễn: Khoá luận nghiên cứu, phân tích thực trạng của hoạt động thông tin - thư viện trong hệ thống thông tin khoa học nói chung và các hệ thống thông tin KHCN, hệ thống thông tin khoa học xã hội và nhân văn, hệ thống thông tin kinh tế …. nói riêng và đưa ra những giải pháp trong thời gian tới.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
+ Cơ sở lý luận: Dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước các kết quả điều tra và nghiên cứu.
+ Phương pháp nghiên cứu: Khoá luận sử dụng các phương pháp: tổng quan tư liệu, tập hợp tài liệu về hoạt động thông tin - thư viện trong hệ thống thông tin khoa học. Sau đó chọn lọc, phân tích, tổng hợp những thông tin cần thiết cho đề tài khoá luận.
4. Cấu trúc của Khoá luận.
Ngoài các phần : mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung của hoạt động thông tin - thư viện .
1.1. Khái quát chung hoạt động thông tin - thư viện.
1.2. Mục đích của hoạt động thông tin - thư viện.
1.3. Đặc điểm của hoạt động thông tin - thư viện.
Chương 2: Thực trạng hoạt động thông tin - thư viện trong giai đoạn hiện nay.
2.1. Hoạt động thông tin - thư viện trong lĩnh vực quản lý.
2.2. Hoạt động thông tin - thư viện trong lĩnh vực kinh tế.
2.3. Hoạt động thông tin - thư viện trong lĩnh vực khoa học-giáo dục- đào tạo
2.4. Hoạt động thông tin - thư viện trong hệ thống thông tin KH&CN
2.5. Hoạt động thông tin- thư viện trong hệ thống thông tin khoa học kỹ thuật.
2.6. Hoạt động thông tin - thư viện trong hệ thống thông tin khoa học xã hội và nhân văn .
2.7. Hoạt động thông tin- thư viện trong hệ thống thông tin kinh tế thương mại.
Chương 3: Phương hướng phát triển trong thời gian tới.
3.1. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn tin.
3.2. Đội ngũ cán bộ.
3.3. Đào tạo đội ngũ người dùng tin.
3.4. Phát triển cơ sở hạ tầng thông tin.
3.5. Mở rộng hợp tác quốc tế.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 585
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 690
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 668
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 743
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 764
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 16