Mã tài liệu: 82213
Số trang: 20
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Công nghệ sinh học
Từ trước đến nay, sâu hại luôn là mối đe doạ của nhiều loại cây trồng trong nông nghiệp.Thậm chí có những thời điểm sâu hại cây trồng đã phát sinh thành trận dịch lớn làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Điển hình một số trận dịch lớn xảy ra như: năm 1996 – 1998, dịch sâu róm thông đã xuất hiện và gây hại nghiêm trọng ở Hà Trung – Thanh Hoá và lâm trường Phù Bắc Yên – Sơn La; năm 1992 – 1993 tại Khoái Châu – Hưng Yên đã bùng phát dịch sâu đo xanh hại đay ở hợp tác xã Liên Khê. Chính vì vậy mà từ rất lâu, song song với việc canh tác người nông dân rất chú ý trong việc tìm ra các phương pháp phòng trừ và tiêu diệt sâu hại. Từ phương pháp thủ công như nhặt sâu cho đến việc ra đời thuốc trừ sâu hoá học và ngày nay tiến bộ hơn là thuốc trừ sâu vi sinh (TTSVS).
Lúa là cây lương thực chính, là cây trồng có giá trị kinh tế cao trong nền Nông Nghiệp Việt Nam. Sản lượng lúa hàng năm không những đủ cung cấp cho trong nước mà còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài. Năm 2002, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Thái Lan với sản lượng 34.063,4 nghìn tấn. Ở Việt Nam, cây lúa phát triển thuận lợi trong điều kiện khí hậu nhiệt đới – nóng ẩm, mưa nhiều nhưng chính khí hậu đó cũng tạo điều kiện cho côn trùng gây hại cây trồng phát triển. Những năm gần đây, côn trùng gây hại phát sinh mạnh mẽ cả về số lượng và chủng loại. Hàng chục loại sâu hại có khả năng làm lúa giảm năng suất hoặc mất mùa như rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, bọ xít… riêng bọ xít cũng có nhiều loại như bọ xít dài, bọ xít đen, bọ xít xanh… Chúng chích hút nhựa ở đòng lúa, ở hạt lúa từ thời kì chín sữa đến khi chắc hạt, làm hạt lúa lép, lửng hoặc có vết chấm đen ở một phần hạt thóc, bên trong gạo sẽ bị gẫy mục.
Bên cạnh cây lúa thì rau và các cây ăn quả cũng là một loại thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của con người, bên cạnh đó nó cũng đồng thời là đối tượng bị sâu hại tàn phá. Tiêu biểu như sâu khoang (Spodoptera litura), sâu xanh (Helicoverpa armigera), sâu tơ, sâu keo da láng, sâu xám, rệp, muội… Chúng ăn lá, đục quả làm năng suất cây trồng giảm sút trầm trọng.
Để diệt trừ các loại sâu bệnh hại, con người đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Việc sử dụng rộng rãi các hóa chất đã được tổng hợp đã có tác dụng đáng kể trong việc ngăn ngừa sâu bệnh cho cây trồng. Thuốc trừ sâu hóa học có ưu điểm là diệt trừ nhiều loại sâu hại trên diện tích lớn, vì chúng tác dụng nhanh, triệt để mà giá thành lại thấp nên trong nhiều năm liền thuốc chiếm vị trí gần như thống lĩnh trong việc bảo vệ cây trồng. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc trừ sâu hóa học đã gây ra ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Hơn nữa thuốc hóa học còn tạo ra tính kháng thuốc cho các thế hệ sâu hại sau này làm chúng phát triển ngày càng mạnh hơn, thuốc còn tiêu diệt luôn cả những loài thiên địch có ích cho cây trồng gây mất cân bằng sinh thái đồng ruộng. Đây chính là tiền đề để các nhà khoa học tìm ra các biện pháp sinh học hiệu quả nhưng không làm ảnh hưởng đến môi trường.
Hiện nay biện pháp sinh học đặc biệt là hướng dẫn sử dụng các chế phẩm vi sinh để phòng trừ sâu hại đã được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu. Chế phẩm sinh học có nhiều ưu điểm nổi bật và có thể thay thế một phần thuốc hóa học, do chế phẩm không gây độc hại cho người và gia súc, không có tác dụng xấu tới môi trường, không tiêu diệt những thiên địch có ích. Xuất phát từ những ưu điểm trên các nhà khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã bắt đầu nghiên cứu ứng dụng các chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu hại đạt hiệu quả. Và hướng đi tích cực nhất là nghiên cứu để sản xuất trên quy mô công nghiệp các chế phẩm TTSVS. Nghiên cứu và sản xuất thuốc trừ sâu vi nấm là một trong những hướng có triển vọng đạt hiệu quả cao trong số các chế phẩm của TTSVS.
Cơ sở của việc sản xuất thuốc trừ sâu vi nấm là do tác hại của thuốc trừ sâu hóa học làm nhiễm bẩn môi trường sống; gây nên tính kháng thuốc của sâu hại; làm mất đi khá nhiều loại thiên địch có ích ngoài tự nhiên; thuốc hóa học để lại dư lượng hóa chất trong nông sản, thực phẩm, trong đất trồng trọt, gây độc hại cho người tiêu dùng cũng như người sản xuất. Hơn thế trên đồng ruộng Việt Nam những năm gần đây đã xuất hiện nhiều vi sinh vật kí sinh côn trùng hại cây trồng nông nghiệp, chúng có khả năng hạn chế hoặc khống chế được 1 phần dịch hại cây trồng một khi điều kiện thời tiết thích hợp như dịch vi nấm (Beauveria…). Đây là nguồn vi sinh vật có ích ngoài tự nhiên, chúng là nguồn tạo ra các chủng vi sinh vật có hoạt tính cao, sử dụng để sản xuất thuốc trừ sâu có hoạt tính cao. Do nhu cầu phát triển của đời sống xã hội Việt Nam, hiện nay nước ta đã gia nhập WTO (tổ chức thương mại quốc tế) nên người dân rất cần được cải thiện về cuộc sống, mục đích là đảm bảo sức khỏe với các nguồn lương thực thực phẩm an toàn, bảo vệ môi trường sinh thái để hòa nhập chung với sự phát triển trong cộng đồng quốc tế cũng như trong khu vực.
Kết cấu đề tài:
I. Mở đầu:
II. Tổng quan tài liệu
III. Công nghệ sản xuất thuôc trừ sâu vi nấm
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 612
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 599
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 651
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 1521
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 515
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 248
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 301
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 265
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 620
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 702
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem