Mã tài liệu: 126307
Số trang: 117
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Công nghệ hóa học
Qúa trình reforming được thiết kế và áp dụng đầu tiên bởi hãng UOP, quá trình này được ứng dụng rộng rãi trong các nhà máy lọc dầu và hoá dầu ngày nay. Dây chuyền reforming đầu tiên của hãng UOP đi vào hoạt động năm 1949 đã đánh dấu sự thương mại hoá đầu của quá trình và trở thành một tiêu chuẩn cho các nhà máy lọc dầu khắp nơi trên thế giới.
Trong quá trình reforming xúc tác, naphtha được tiếp xúc với xúc tác Pt trên chất mang axit ở nhiệt độ cao 480 – 544oC và áp suất H2 trong khoảng từ 345KPa đến 3450 KPa (50 – 150 lb/in 2). Quá trình reforming xúc tác tạo ra sản phẩm lỏng giàu hydrocacbon thơm, có trị số octan cao. Ngoài ra quá trình còn tạo ra H2, khí nhẹ, LPG như là những sản phẩm phụ.
Với vai trò của người tiên phong trong công nghệ reforming xúc tác , UOP đã đi đầu trong những cải tiến mang tính chất đột phá như : tối ưu hoá các thông số công nghệ của quá trình, chọn xúc tác thích hợp, thiết kế thiết bị. Những cải tiến này nhằm một mục đích là tăng hiệu suất sản phẩm lỏng và trị số octan mà vẫn khống chế được sự tạo thành cốc trên bề mặt xúc tác. Con đường đưa đến hiệu suất sản phẩm lỏng và trị số octan cao đó là quá trình làm việc ở điều kiện áp suất thấp và độ khe khắt cao. Tuy nhiên, nếu quá trình làm việc ở điều kiện như vậy, tốc độ phản ứng tạo cốc tăng cao, điều này sẽ dẫn đến xúc tác mau bị giảm hoạt tính do cốc tạo thành sẽ bao phủ các tâm hoạt tính của xúc tác. Tốc độ tạo cốc tăng ở độ khe khắt cao hạn chế hoạt động của quá trình và tính khả thi của việc giảm áp suất. Chỉ có sự cải tiến xúc tác không thể giải quyết được vấn đề này. Những cải tiến về mặt thiết kế đă được đặt ra đối với các nhà công nghệ. Trong hững năm 60 của thế kỷ 20 quá trình reforming chu trình đă được phát triển rộng rãi. Quá trình được thực hiện bằng một dây chuyền có từ 4 đến 6 thiết bị phản ứng nối tiếp, trong đó có một thiết bị phản ứng được đưa ra hoạt động ngoại tuyến để tái sinh xúc tác trong khi các thiết bị khác vẫn tiếp tục hoạt động. Sau khi thực hiện xong việc tái sinh xúc tác, thiết bị phản ứng này được đưa vào hoạt động và một thiết bị phản ứng khác có hoạt tính xúc tác giảm đến mức cần tái sinh
được đưa ra hoạt động ngoại tuyến để thực hiện công việc tái sinh xúc tác, Như vậy dây chuyền reforming xúc tác chu trình vẫn sử dụng thiết bị phản ứng xúc tác cố định nhưng không phải ngưng hoạt động để tái sinh xúc tác.
Kết cấu đề tài:
1.tổng quan quá trình
2. Tính toán
3. xây dựng và an toàn lao động
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 585
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 2029
⬇ Lượt tải: 34
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 654
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 1317
⬇ Lượt tải: 21
Những tài liệu bạn đã xem