Tìm tài liệu

Tim hieu quyet dinh so 493 2005 QD NHNN ban hanh Quy dinh ve phan loai no trich lap va su dung du phong de xu ly rui ro tin dung trong hoat dong ngan hang cua to chuc tin dung

Info

[FONT="]§Ò tµi: Tìm hiểu quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

I. Tính cấp thiết:

Trước khi quyết định 493 ra đời thì 2 quyết định 297 và 488 về trích lập dự phòng rủi ro đã được áp dụng. Nhưng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và sự đa dạng của các dịch vụ tài chính, ngân hàng, thì hai quyết định được ví như hai "chiếc áo" đã trở nên quá chật và lỗi mốt. Vì thế, ko phải 2 quyết định này có nhiều hạn chế nên mới phải thay bằng sự ra đời của quyết định 493 được mà do điều kiện phát triền của đất nước đã làm cho 2 quyết định này ko còn phù hợp nữa mà thôi. Qua nghiên cứu thấy rằng việc ra đời của quyết định 493 phải dựa trên những tiêu chí của việc sửa đổi Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN5 về tỷ lệ đảm bảo an toàn và Quyết định 488/2000/QĐ-NHNN5 về trích lập dự phòng rủi ro như sau:

- Cần có sự sửa đổi toàn diện sâu rộng đối với quy chế về các tỷ lệ bảo đảm an toàn và trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng của các TCTD;

- Đảm bảo một sự thông thoáng hơn cho hoạt động của ngân hàng nhưng lại an toàn hơn và nâng cao được tầm quản lý của NHNN.

- Những sửa đổi cơ bản phải nâng cao tính định tính trong các quy chế nhưng vẫn xác định những định lượng cụ thể. Việc này tạo ra hai lợi thế.

+ Thứ nhất, các ngân hàng thương mại chủ động hơn trong việc xác lập các tỷ lệ an toàn;

+ Thứ hai thanh tra NHNN đóng vai trò quan trọng hơn trong việc giám sát việc trích lập dự phòng rủi ro, đồng thời tạo nên mối quan hệ hữu cơ giữa thanh tra và TCTD.

Quyết định 493 ra đời được áp dụng trong khả năng có thể, phù hợp với tình hình quản lý và hoạt động của các Ngân hàng Việt Nam, nhằm mục đích nâng cao tính an toàn trong hoạt động ngân hàng trong thời kỳ mới, thời kỳ của hội nhập kinh tế quốc tế và sự đa dạng hoá các dịch vụ tài chính ngân hàng.”

Với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới, NHNN Việt Nam đã tiến hành thiết kế những mẫu mới, phù hợp hơn cho các tổ chức tín dụng (TCTD).

Trước đây trong quyết định 488 chúng ta mới chỉ quy định một mức sàn chung mang tính “định lượng” cho tất cả các TCTD thì trong quyết định 493 này còn cho phép các tổ chức tín dụng có đủ khả năng và điều kiện được thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo phương pháp “định tính”. Đây là một sự thay đổi về chất, chuyển việc phân loại nợ từ định tính sang định lượng và tiến gần hơn theo chuẩn mực quốc tế. Do đó, quyết định 493 này đã đưa ra mức sàn phù hợp hơn với quy mô của mỗi TCTD. Từ mức sàn tối thiểu đó mà các ngân hàng sẽ tuỳ thuộc vào thực trạng của mình mà điều chỉnh. TCTD có quy mô lớn, phức tạp thì việc thiết kế cũng phức tạp. Ngược lại, những TCTD nhỏ thì việc làm này đã đơn giản hơn, không phải anh lớn hay bé đều áp dụng chung 1 mức chung dẫn đến tăng chi phí không cần thiết. Nếu là TCTD càng lớn thì việc phân loại nợ và trích lập dự phòng càng đa dạng và khó khăn hơn, ngược lại với các TCTD nhỏ việc làm này sẽ giản đơn hơn, sẽ làm giảm chi phí quản lý. Nhưng về mặt quản lý Nhà nước, những ngân hàng chất lượng thấp hơn thì thanh tra ngân hàng sẽ đánh giá xem mức sàn đó đã được chưa, nếu chưa được thì phải nâng lên. Đó là thay đổi cơ bản giữa việc đưa ra cùng một mức sàn với việc chỉ đưa ra hướng để tự các ngân hàng áp dụng theo điều kiện của mình.

II. Nội dung chính:

Ngày 22/4/2005, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

Nội dung :

- Đưa ra hai hình thức phân loại nợ là định tính và định lượng, kèm theo là các tiêu chí phân loại nợ, tương ứng với mỗi hình thức có 5 nhóm nợ với tỷ lệ lập dự phòng ở cả 2 hình thức phân loại nợ là như nhau.

- Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại) mà tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì tổ chức tín dụng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro .

- Việc tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng không phải là xoá nợ cho khách hàng. Tổ chức tín dụng và cá nhân có liên quan không được phép thông báo dưới mọi hình thức cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro tín dụng .

- Trường hợp số tiền dự phòng không đủ để xử lý toàn bộ rủi ro tín dụng của các khoản nợ phải xử lý, tổ chức tín dụng hạch toán trực tiếp phần chênh lệch thiếu của số tiền dự phòng vào chi phí hoạt động. Trường hợp số tiền dự phòng đã trích còn lại lớn hơn số tiền dự phòng phải trích, tổ chức tín dụng phải hoàn nhập phần chênh lệch thừa theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng .

Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

III. Chi tiết:

1. Đối tượng áp dụng

Tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam, trừ ngân hàng Chính sách Xã hội, phải thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng theo quy định này.

2. Các khái niệm cần chú ý

- Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng : là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghỉa vụ của mình theo cam kết.

- Dự phòng rủi ro : là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Và dự phòng rủi ro này được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Bao gồm :

+ Dự phòng cụ thể : là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ để dự phòng cho những tổn thẩt có thể xảy ra.

+ Dự phòng chung : là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.

- Sử dụng dự phòng : là việc tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ.

- Nợ : 4 nhóm

+ Các khoản cho vay, ứng trước, thấu chi và cho thuê tài chính;

+ Các khoản chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác;

+ Các khoản bao thanh toán;

+ Các hình thức tín dụng khác.

- Nợ quá hạn : là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ : là khoản nợ mà tổ chức tín dụng chấp nhận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ cho khách hàng do tổ chức tín dụng đánh giá khách hàng suy giảm khả năng trả nợ gốc hoặc lãi đúng thời hạn ghi trong hợp đồng tín dụng nhưng tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá khách hàng có đủ khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ đã cơ cấu lại.

3. Phân loại nợ

Gồm 2 phương pháp : Định tính và định lượng.

a. Định lượng

- Nhóm 1 ( Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm :

+ Các khoản nợ mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc lẫn lãi đúng hạn;

+ Các khoản nợ đã được cơ cấu lại mà khách hàng trả đủ cả lãi lẫn gốc ( tối thiểu trong vòng 1 năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, 03 tháng đối với khoản nợ ngắn hạn ) và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn được cơ cấu.

- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm :

+ Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời gian đã cơ cấu lại;

+ Các khoản nợ khác theo quy định .

- Nhóm 3 ( Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm :

+ Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại;

+ Các khoản nợ khác theo quy định .

- Nhóm 4 ( Nợ nghi ngờ) bao gồm :

+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại .

+ Các khoản nợ khác theo quy định .

- Nhóm 5 ( Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm :

+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

+ Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý;

+ Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại;

+ Các khoản nợ khác theo quy định .

* Quy định :

+ Khi khách hàng có nhiều hơn 1 khoản nợ đối với tổ chức tín dụng mà có bất kì khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì tổ chức tín dụng bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.

+ Khi tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì tổ chức tín dụng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.

b. Định tính

- Phân loại

+ Nhóm 1 ( Nợ đủ tiêu chuẩn ) : các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

+ Nhóm 2 ( Nợ cần chú y ) : các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi cả nợ gốc lẫn lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

+ Nhóm 3 ( Nợ dưới tiêu chuẩn ) : các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

+ Nhóm 4 ( Nợ nghi ngờ ) : các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao.

+ Nhóm 5 ( Nợ nghi ngờ ) : các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không cònkhả năng thu hồi , mất vốn.

- Tiêu chí đánh giá : căn cứ theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ , tối thiểu phải bao gồm :

+ Các cơ sở pháp lý liên quan đến thành lập và ngành nghề kinh doanh của khách hàng;

+ Các chỉ tiêu tổng hợp liên quan đến tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ pháp lý theo cam kết;

+ Uy tín với tổ chức tín dụng đã giao dịch trước đây;

+ Các tiêu chí đánh giá khách hàng chi tiết, cụ thể, có hệ thống ( đánh giá yếu tố ngành nghề và địa phương ) trên cơ sở đó xếp hạng cụ thể đối với khách hàng.

è Căn cứ trên Hệ thống tín dụng nội bộ, tổ chức tín dụng trình Ngân hàng nhà nước chính sách dự phòng rủi ro và chỉ thực hiện sau khi Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

- Điều kiện để Ngân hàng Nhà nước chấp thuận chính sách dự phòng rủi ro :

+ Hệ thống xếp hạng tín dụng đã được áp dụng thử nghiệm tối thiểu một năm;

+ Kết quả xếp hạng tín dụng được Hội đồng quản trị phê duyệt;

+ Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ của tổ chức tín dụng;

+ Chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mô hình giám sát rủi ro tín dụng, phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả, trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, các tài sản bảo đảm, khả năng thu hồi nợ và quản lý nợ của tổ chức tín dụng;

+ Phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong việc phê duyệt, thực hiện và kiểm tra thực hiện Hệ thống xếp hạng tín dụng và chính sách dự phòng của tổ chức tín dụng và tính độc lập của các bộ phận quản lý rủi ro;

+ Hệ thống thông tin có hiệu quả để đưa ra các quyết định, điều hành và quản lý đối với hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và thích hợp với Hệ thống xếp hạng tín dụng và phân loại nợ.

4. Trích lập dự phòng cụ thể

a. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Nhóm 1 : 0 %

Nhóm 2 : 5%

Nhóm 3 : 20 %

Nhóm 4 : 50 %

Nhóm 5 : 100 %.

b. Số tiền dự phòng cụ thể

Công thức

R= max { 0, (A – C ) } × r

Trong đó : R : số tiền dự phòng cụ thể phải trích

A : giá trị của khoản nợ

C : giá trị tài sản đảm bảo

r : tỷ lệ trích lập dự phòng đảm bảo

c. Tỷ lệ tối đa áp dụng xác định giá trị của tài sản đảm bảo

Loại tài sản bảo đảm

Tỷ lệ tối đa ( % )

Số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm bằng Đồng Việt Nam tại tổ chức tín dụng

100

Tín phiếu kho bạc, vàng, số dư trên tài khoản tiền gửi, số tiền tiết kiệm bằng ngoại tệ tại tổ chức tín dụng

95

Trái phiếu Chính phủ

- Có thời hạn còn lại từ 1 năm trở xuống

- Có thời hạn còn lại từ 1 năm đến 5 năm

- Có thời hạn còn lại trên 5 năm

95

85

80

Thương phiếu, giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng khác

75

Chứng khoán của các tổ chức tín dụng khác

70

Chứng khoán của doanh nghiệp

65

Bất động sản ( gồm : nhà ở của dân cư có giấy tờ hợp pháp và/hoặc bất động sản gắn liền với quyền sử dụng đất hợp pháp)

50

Tài sản bảo đảm khác

30

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Tìm hiểu quyết định số 493 2005 QĐ NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Tìm hiểu quyết định số 493 2005 QĐ NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
  • Tìm hiểu quyết định số 493 2005 QĐ NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
  • Tìm hiểu quyết định số 493 2005 QĐ NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
  • Tìm hiểu quyết định số 493 2005 QĐ NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
  • Tìm hiểu quyết định số 493 2005 QĐ NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
  • Tìm hiểu quyết định số 493 2005 QĐ NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
  • Tìm hiểu quyết định số 493 2005 QĐ NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
  • Tìm hiểu quyết định số 493 2005 QĐ NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
  • Tìm hiểu quyết định số 493 2005 QĐ NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
  • Tìm hiểu quyết định số 493 2005 QĐ NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
  • Tìm hiểu quyết định số 493 2005 QĐ NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
  • Tìm hiểu quyết định số 493 2005 QĐ NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
  • Tìm hiểu quyết định số 493 2005 QĐ NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
  • Tìm hiểu quyết định số 493 2005 QĐ NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
  • Tìm hiểu quyết định số 493 2005 QĐ NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ...

Upload: angieoioioi

📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 561
Lượt tải: 16

Kế toán trích lập và sử dụng dự phòng để xử ...

Upload: lethuanlam

📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 925
Lượt tải: 17

Quản lý để hạn chế phòng ngừa rủi ro tín ...

Upload: onehappi_boi

📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 496
Lượt tải: 17

Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ kế toán trích ...

Upload: cucsecurities

📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 285
Lượt tải: 16

Một số biện pháp quản lý để hạn chế, phòng ...

Upload: tranquan96

📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 366
Lượt tải: 16

Rủi ro và một số biện pháp phòng ngừa rủi ro ...

Upload: chau4400

📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 345
Lượt tải: 17

Giải pháp quản trị nghiệp vụ phân loại nợ và ...

Upload: kieuoanh20390

📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 496
Lượt tải: 18

Hoàn thiện phương pháp phân loại nợ và trích ...

Upload: tsunamis2010

📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 810
Lượt tải: 21

Nguyên nhân và một số biện pháp quản lý để ...

Upload: konquerhtm

📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 348
Lượt tải: 16

Tín dụng và rủi ro trong hoạt động tín dụng ...

Upload: trandinhnam1078

📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 486
Lượt tải: 17

Tín dụng và rủi ro trong hoạt động tín dụng ...

Upload: hocmai19

📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 342
Lượt tải: 16

1số biện pháp quản lý để hạn chế phòng ngừa ...

Upload: bitly13

📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 307
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Tìm hiểu quyết định số 493 2005 QĐ NHNN ban ...

Upload: petrogas05

📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 432
Lượt tải: 16

CHUYÊN MỤC

Kinh tế Tài chính - Ngân hàng
Tìm hiểu quyết định số 493 2005 QĐ NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng [FONT=&quot]§Ò tµi: Tìm hiểu quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. I. Tính cấp thiết: Trước khi quyết định 493 ra đời doc Đăng bởi
5 stars - 216592 reviews
Thông tin tài liệu 15 trang Đăng bởi: petrogas05 - 24/04/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 24/04/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Tìm hiểu quyết định số 493 2005 QĐ NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng