Mã tài liệu: 126978
Số trang: 61
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Đời sống kinh tế – xã hội là hình thức biểu hiện cao nhất, tiến bộ nhất của con người, khác xa với các hoạt động khác có trong thế giới tự nhiên ở chỗ con người nhận thức được thực tại khách quan và các quy luật tự nhiên. Để phát triển kinh tế – xã hội thì yếu tố quyết định phải chính là con người và mục tiêu của phát triển kinh tế – xã hội phải hướng tới duy trì sự tồn tại, phát triển của con người. Muốn vậy, con người phải có được một thể lực và trí lực thích hợp nhất, trong đó thể lực lại là tiền đề cho tạo ra và nâng cao trí lực.
Thể lực thể hiện sự ngày càng thích nghi với môi trường sống của con người và chính con người lại tự nhận thức, biết nâng cao thể lực thông qua các hoạt động y tế của mình. Các hoạt động y tế với mục tiêu chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ con người trước những tác động tiêu cực của môi trường sống. Khi có được sức khoẻ tốt nhất, con người có điều kiện để tiếp thu và phát triển trí thức cho mình nhằm xây dựng, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình ngày càng tốt hơn.
Các hoạt động y tế là phần không thể thiếu được trong xã hội loài người, con người luôn luôn có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ không những của bản thân mà của cả gia đình mình. Không một ai lại sống mà luôn luôn khoẻ mạnh cả bởi sự thay đổi thường xuyên của môi trường sống cùng với sự vận động của thế giới tự nhiên. Các hoạt động y tế mà con người sáng tạo ra cũng chính nhằm mục đích điều hoà những tác động không tốt của môi trường sống tới con người.
Do đó, các hoạt động y tế là không thể thiếu được trong đời sống con người. Tuy mỗi con người có cuộc sống khác nhau nhưng các hoạt động y tế lại đóng vai trò tác động chung tới từng người nhằm duy trì và phát triển giống nòi. Qua những tác động to lớn của y tế tới đời sống con người như vậy cho nên mỗi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội cần phải chú trọng và lấy mục tiêu chăm sóc sức khoẻ cho con người làm gốc, định cho các chương trình kinh tế – xã hội khác vì một mục tiêu chung là phát triển bền vững. Điều này cũng được thể hiện xuyên suốt trong đường lối xây dựng và phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước ta, khẳng định một cách rõ ràng trong Nghị quyết TW4 của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII: Con người là nguồn tài nguyên quí báu nhất cảu xã hội, con người quyết định sự phát triển của đất nước, trong đó sức khoẻ là vốn quí nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Do vậy, với bản chất nhân đạo và định hướng XHCN trong nền kinh tế thị trường, ngành y tế phải đảm bảo sự công bằng và hiệu quatrong chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
Kết cấu đề tài:
Chương 1 sự cần thiết phải quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế
Chương 2 Thực trạng công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực y tế trên địa bàn quận Hoàn Kiếm
Chương 3 Giải pháp và kiến nghị tăng cường quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế trên địa bàn quận Hoàn Kiếm
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 125
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 630
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 321
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 203
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 17