Mã tài liệu: 247201
Số trang: 86
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 519 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
CHƯƠNG 1 :
GIỚI THIỆU
1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu :
Trong vòng hai thập kỷ trở lại đây, hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một
xu thế tất yếu của thời đại, diễn ra mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực của đời
sống kinh tế – xã hội. Trong xu thế đó, Việt Nam đã có những chủ động và đang
từng bước tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế. Năm 1987 được đánh dấu là
năm đầu tiên nước ta bắt đầu mở cửa kinh tế với việc ra đời của Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam. Có thể xem đó là những bước chập chững đầu tiên của
nước ta trên đường tiến ra thế giới. Đến nay, sau gần 20 năm mở cửa tham gia
vào quá trình hội nhập quốc tế, nước ta đã đạt được những thành tựu nhất định
với GDP năm 2004 tính theo giá thực tế đạt 713.071 tỷ đồng, tương đương 45,4
tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 552,9 USD/ người/ năm. Từ một nước
thiếu đói, thường xuyên nhận viện trợ, Việt Nam đã trở thành một nước xuất
khẩu gạo đứng hàng thứ hai trên thế giới, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo
hướng công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp.
Từ tháng 07/1995, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của khối
ASEAN, tham gia vào khu vực mậu dịch tự do AFTA. Tháng 07/2000 ký hiệp
định thương mại song phương với Hoa Kỳ, và hiện đang trong quá trình đàm
phán gia nhập WTO, tham gia vào các quan hệ thương mại song phương và đa
phương khác. Có thể nói rằng “thế nước và vận nước đang lên”, song cũng đặt
chúng ta trong bối cảnh mới, điều kiện mới với những cơ hội nhưng chứa đầy
những thách thức và khó khăn. Xét trên bình diện vĩ mô, việc hội nhập kinh tế
quốc tế có thể mang lại nhiều lợi ích như phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn
nhân lực, thu hút được các nguồn đầu tư nước ngoài, có điều kiện tiếp cận, ứng
dụng và phát triển được công nghệ tiên tiến, xây dựng được hệ thống tài chính –
ngân hàng đủ mạnh để phục vụ hiệu quả cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước,
tích lũy được các kinh nghiệm về quản lý và điều hành vĩ mô. Bên cạnh đó, yêu
cầu tất yếu của quá trình hội nhập và cạnh tranh là chúng ta phải không ngừng
nâng cao trình độ quản lý nhà nước, nhằm giảm thiểu và hạn chế rủi ro, tránh
được những bất ổn và khủng hoảng kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững và tối
đa hoá lợi ích cho quốc gia trong quá trình hội nhập.
Với những thành tựu đạt được trong gần hai thập kỷ qua, với những cơ hội
và thách thức đặt ra cho nền kinh tế nước ta trong thời gian tới, hệ thống các
NHTMVN với vai trò huyết mạch, là kênh huy động và cung ứng vốn chủ yếu
cho nền kinh tế, đã có đóng góp to lớn cho những thành tựu trong quá khứ và sẽ
phải tiếp tục thực hiện vai trò ấy trong tiến trình hội nhập của tương lai. Trong
tiến trình đó, các NHTM nước ta chắc chắn có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp
cận các nguồn lực, công nghệ, thị trường, khả năng phát triển mở rộng, song sẽ
đối mặt với những thách thức, rủi ro trong quá trình cạnh tranh đó. Với quy mô
nguồn vốn tương đối thấp so với hệ thống NHTM các nước trong khu vực và thế
giới, trình độ quản lý quốc tế còn nhiều hạn chế, hệ thống mạng lưới các chi
nhánh ở nước ngoài còn ít ỏi, công nghệ áp dụng còn chưa theo kịp xu thế chung,
dịch vụ cung ứng còn nghèo nàn, các tiêu chuẩn về kế toán kiểm toán chưa phù
hợp với thông lệ quốc tế thì những thách thức cho hệ thống NHTM nước ta trong
thời gian tới là rất lớn, khi mà nước ta đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế,
từng bước thực hiện mở cửa thị trường tài chính – ngân hàng.
Trên cơ sở đó, tác giả mạnh dạn nghiên cứu đề tài : “Định hướng nâng
cao năng lực cạnh tranh cho các NHTMVN trong tiến trình hội nhập quốc
tế”. Qua đó nhằm phân tích, nhận định đúng năng lực thực sự của các
NHTMVN so với đối thủ cạnh tranh trong tiến trình hội nhập, nhìn ra những
điểm yếu để có hướng khắc phục, xác định những điểm mạnh để phát huy lợi
thế so sánh, giúp các NHTMVN xây dựng cho mình chiến lược phát triển đồng
bộ, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng, tiếp
tục có những đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước.
1.2 Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu :
Nhằm khẳng định lại vai trò của hệ thống NHTMVN đối với tiến trình
phát triển kinh tế đất nước, đánh giá đúng các cơ hội, thách thức đối với hoạt
động ngân hàng, phân tích một cách toàn diện và có chú trọng đến các tiêu điểm
về thực trạng hiện tại của hệ thống NHTMVN. Việc phân tích dựa trên cơ sở các
số liệu thông kê, báo cáo hàng năm của NHNN Việt Nam, NHNN Việt Nam –
Chi nhánh TP.HCM. Ngoài ra, việc phân tích, đánh giá còn được thực hiện bằng
cách thu thập ý kiến thông qua các cuộc hội thảo, các bài phỏng vấn và thực
hiện phỏng vấn một số chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng. Trên cơ sở đó, đề
ra các định hướng và kiến nghị có tính khả thi, nhằm củng cố và nâng cao năng
lực cạnh tranh của các NHTMVN trong tiến trình hội nhập quốc tế, đảm bảo cho
hệ thống NHTMVN duy trì được sức cạnh tranh, tạo ra những khả năng cho việc
phát triển mở rộng, tiếp tục có được những đóng góp hiệu quả cho công cuộc
phát triển đất nước. Để mục tiêu đó trở thành hiện thực, đòi hỏi các NHTMVN
phải chủ động, nhận thức đúng đắn về các cơ hội, thách thức, tích cực chuẩn bị
những điều kiện cần thiết để sẵn sàng tham gia vào quá trình hội nhập đó, và
hơn hết là quá trình tự hoàn thiện để nâng cao hiệu quả hoạt động, giữ vững vai
trò huyết mạch và động lực cho khả năng cạnh tranh, phát triển và hội nhập trên
mọi mặt của đất nước.
1.3 Nội dung và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu :
Với vấn đề và mục tiêu nghiên cứu được xác định ở trên thì nội dung
nghiên cứu của luận văn gồm bốn phần, được chia thành bốn chương :
Chương 1 : Giới thiệu. Mục đích của chương này là giới thiệu chung về đề
tài nghiên cứu, sự cần thiết của đề tài nghiên cứu, mục tiêu và phương pháp
nghiên cứu, nội dung và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu, thể hiện những suy nghĩ,
nhận định của tác giả trong việc xem xét, đánh giá năng lực cạnh tranh của các
NHTMVN khi tham gia hội nhập.
Chương 2 : Quá trình hình thành và vai trò của NHTM trong phát triển
kinh tế. Chương này chủ yếu tập trung vào một số vấn đề có tính chất lý luận
như quá trình hình thành NHTM, chức năng của NHTM, vai trò của NHTM trong
phát triển kinh tế, đồng thời nhìn lại bối cảnh chung của ngành ngân hàng nước
ta trong giai đoạn hiện nay, lấy đó làm cơ sở để phân tích chi tiết các khía cạnh,
yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTMVN ở chương tiếp theo.
Chương 3 : Năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTMVN trong giai đoạn
hiện nay. Chương này tập trung vào một số vấn đề chính như các khuynh hướng
ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng, xu hướng cạnh tranh trong lĩnh vực ngân
hàng ở Việt Nam, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các
NHTMVN. Việc phân tích, đánh giá dựa trên các dự báo kinh tế, trên cơ sở các
số liệu, báo cáo của NHNN, của các NHTM, các số liệu báo cáo của các tổ chức
tài chính quốc tế. Nội dung phân tích tập trung vào các vấn đề có tính chất nền
tảng như năng lực quản lý và chất lượng nguồn nhân lực, trình độ và khả năng
ứng dụng công nghệ thông tin, sức mạnh và năng lực tài chính, khả năng phát
triển mạng lưới chi nhánh Qua đó, giúp chúng ta có nhận thức đúng về thực lực
của hệ thống NHTMVN.
Chương 4 : Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh cho các NHTMVN.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng ở Chương 3, xác định lại những thuận
lợi và khó khăn, những cơ hội và thách thức để đưa ra định hướng nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh cho các NHTMVN. Các giải pháp sẽ được xây dựng
trên cơ sở phân tích những khó khăn, những lợi thế và tập trung vào những yếu
tố mang tính chất nền tảng như đã phân tích ở Chương 3.
Với nội dung nghiên cứu nêu trên, mục đích của luận văn nhằm góp phần
vào việc đánh giá đúng năng lực thực tế của hệ thống NHTMVN, giúp các nhà
quản lý ngân hàng có thêm kênh tham khảo, chủ động củng cố và nâng cao
năng lực cạnh tranh cho ngân hàng mình, góp phần vào việc nâng cao năng lực
cạnh tranh chung của hệ thống NHTMVN. Bên cạnh đó, cũng đưa ra các kiến
nghị với các cơ quan quản lý nhà nước, nên có những điều chỉnh thích hợp trong
cơ chế chính sách, theo xu hướng phù hợp với các thông lệ quốc tế, tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các NHTM, nâng cao hiệu quả, giúp
củng cố và chuẩn bị tốt hơn những điều kiện cần thiết cho quá trình hội nhập,
tăng cường đóng góp cho phát triển kinh tế đất nước.
Mặc dù đã có những nỗ lực trong đầu tư nghiên cứu, song với những hạn
chế về khả năng, thời gian nghiên cứu, khả năng tiếp cận các báo cáo không
phổ biến của NHNN nên kết quả nghiên cứu của luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót và hạn chế nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
chân thành của Quýthầy cô, Quýđồng nghiệp với mong muốn sẽ có được những
đánh giá xác thực hơn, đề ra được những định hướng và giải pháp giàu tính thực
tiễn hơn, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho hệ thống các NHTMVN, đóng
góp hiệu quả cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 906
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 290
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 364
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 16