Mã tài liệu: 117086
Số trang: 24
Định dạng: docx
Dung lượng file: 608 Kb
Chuyên mục: Tài chính công
Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đang phát triển rất mạnh mẽ để theo kịp và hòa nhập với các nền kinh tế khác trong khu vực cũng như trên Thế giới. Điều này đòi hỏi một nguồn nhân lực có sức khỏe, đủ năng lực trí tuệ, có trình độ học vấn cao, hiểu biết sâu rộng trong mọi lĩnh vực, năng động với thời cuộc. Để đáp ứng được nhu cầu này của xã hội thì chất lượng Giáo dục và Đào tạo đóng một vai trò quan trọng. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta coi Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhưng chất lượng giáo dục có đạt được hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào thể chất, trí tuệ của thanh niên, học sinh, sinh viên - những người chủ tương lai của đất nước.
Chính vì lí do trên mà từ năm 1975 đến nay, ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về thể lực cũng như năng lực trí tuệ. Đáng chú ý là công trình nghiên cứu của các tác giả trong nhóm đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh thể con người Việt Nam, tình trạng dinh dưỡng và các biện pháp nâng cao chất lượng sức khoẻ”, mã số KX - 07 - 07 do GS.TS Lê Nam Trà làm chủ nhiệm [81], [82], [83], [84] và nhóm đề tài “Nghiên cứu các chỉ tiêu về thể lực và trí tuệ ở học sinh” do GS.TSKH Tạ Thúy Lan làm chủ nhiệm [37], [38], [39]. Kết quả nghiên cứu của các công trình đã cho thấy, năng lực trí tuệ của con người thay đổi theo lứa tuổi và điều kiện xã hội, đáng kể nhất là chế độ dinh dưỡng và lượng thông tin [8], [9], [35], [40], [54]. Vì thế, việc nghiên cứu thể lực, chức năng sinh lí, trí tuệ của học sinh phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trên tất cả các địa phương trong cả nước.
Nam Phong là một xã ngoại thành của thành phố Nam Định. Thu nhập của bà con ở đây chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền và nhân dân địa phương, nên trường tiểu học và THCS của xã được xây dựng tương đối khang trang để đáp ứng nhu cầu học tập của các em học sinh trong vùng. Tuy vậy, đến nay chưa có một đề tài nghiên cứu nào trên đối tượng học sinh của nhà trường để có thể dựa vào đó định hướng phương pháp giảng dạy, nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục và chăm sóc sức khỏe học sinh.
Kết cấu đề tài:
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 1601
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 630
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 295
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 807
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 268
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 197
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 255
⬇ Lượt tải: 7
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 1095
⬇ Lượt tải: 16