Mã tài liệu: 44369
Số trang: 62
Định dạng: docx
Dung lượng file: 365 Kb
Chuyên mục: Quản trị marketing
Công cuộc đổi mới nền kinh tế- xã hội nước ta mở đầu từ đại hội VI và đã trải qua hơn 10 năm. Từ đó đến nay, nước ta đã có những thay đổi to lớn và sâu sắc. Việt Nam từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu, cơ chế quản lý quan liêu bao cấp đã chuyển đổi thành nước có nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Điều này đã tạo cho các doanh nghiệp có nhiều cơ hội phát triển và phát huy nội lực của mình để có thể đưa doanh nghiệp ngày càng đi lên.
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, công tác tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến mọi hoạt động của doanh nghiệp. Vì chỉ khi tiêu thụ được sản phẩm thì các hoạt động khác của doanh nghiệp mới có thể đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện các chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp đứng vững và phát triển trên thị trường. Trong tình hình kinh doanh hiện nay, các doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh với nhau để có thể chiến thắng và chiếm lĩnh được thị trường. Do vậy, muốn chiến thắng và chiếm lĩnh được thị trường doanh nghiệp chỉ có cách là mở rộng và phát triển thị trường nhằm tiêu thụ được nhiều sản phẩm trên thị trường qua đó khẳng định được vị thế sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.
Mở rộng thị trường sẽ tạo cho doanh nghiệp có vị trí ngày càng ổn định trên thị trường, đảm bảo cho việc tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả tốt. Mặt khác, nó cũng có thể giúp cho doanh nghiệp tận dụng được ưu thế và quyền lực của mình, hạn chế rủi ro nhằm đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.
Đề tài này nhằm nêu lên những thực trạng và giải pháp để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cuả công ty cổ phần Thăng Long với nội dung chính gồm 3 chương.
Chương 1: Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm là một trong những nhân tố nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Chương 2: Thực trạng hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Thăng Long.
Chương 3: những giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Thăng Long.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 134
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 281
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 487
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 313
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 279
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 300
⬇ Lượt tải: 16