Mã tài liệu: 238964
Số trang: 81
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 429 Kb
Chuyên mục: Quản trị marketing
LỜI MỞ ĐẦU
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, dù là doanh nghiệp thương mại hay doanh nghiệp sản xuất muốn tồn tại và phát triển phải có thị trường để tiêu thụ sản phẩm của mình. Doanh nghiệp thương mại thì hoạt động chủ yếu là trên thị trường. Doanh nghiệp công nghiệp phải hoạt động cả trên lĩnh vực sản xuất cả trên thị trường. Muốn duy trì và phát triển sản xuất phải làm tốt khâu tiêu thụ và việc đó chỉ thực hiện được qua việc mở rộng thị trường.
Trước kia trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, doanh nghiệp không phải lo về thị trường tiêu thụ. Sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra được Nhà nước phân phối đến các đơn vị và cá nhân có nhu cầu. Ngày nay với cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước, mọi doanh nghiệp sản xuất ngoài việc phải thực hiện tốt sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất còn phải tìm ra cho mình một thị trường phù hợp để tiêu thụ những sản phẩm sản xuất ra. Trong khi đó, thị trường thì có hạn về khối lượng tiêu dùng. Do vậy các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau để giữ cho mình phần thị trường cũ và tìm kiếm mở rộng thêm những thị trường mới để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ Phần Phước Kỳ Ngân em nhận thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty hiện nay chủ yếu là gia công theo đơn đặt hàng của khách hàng. Hoạt động sản xuất đã đạt được những yêu cầu về đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất ra,
Khó khăn của Công ty hiện nay là làm thế nào để mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phảm của Công ty.
Vậy yêu cầu về mở rộng thị trường tiêu thụ là một tất yếu khách quan đáp ứng yêu cầu phát triển Công ty. Mở rộng thị trường sẽ cho phép doanh nghiệp chuyển dần từ hình thức gia công sang hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm nhằm đem lại hiệu quả cao hơn.
Trước thực tế đó của Công ty kết hợp với những kiến thức đã được học trong thời gian qua em xin chon đề tài: “Biện pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ Phần Phước Kỳ Ngân”. Không kể mở đầu và kết luận chuyên đề gồm ba phần chính:
Chương I: Lý luận chung về thị trường và công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Chương II: Phân tích thực trạng thị trường tiêu thụ của Công ty Cổ Phần Phước Kỳ Ngân
Chương III: Một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Phước Kỳ Ngân.
Để có thể nghiên cứu đề tài này em đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: Phân tích, so sánh, biểu đồ nhằm thấy rõ được những khó khăn, tồn tại trong công tác mở rộng thị trường của Công ty để từ đó đề ra giải pháp khắc phục.
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
i. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG.
1. Khái niệm thị trường.
a) Các khái niệm về thị trường:
Thị trường là yếu tố không thể thiếu được của sản xuất hàng hoá. Do đó thị trường là một phạm trù kinh tế của sản xuất hàng hoá. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về thị trường nhưng theo quan điểm chung định nghĩa như sau: " Thị trường bao gồm toàn bộ các hoạt động trao đổi hàng hoá được diễn ra trong sự thống nhất hữu cơ với các mối quan hệ do chúng phát sinh và gắn liền với một không gian nhất định".
Theo Philip.Kotler :Thị trường là tập hợp tất cả những người mua thực sự hay những người mua tiềm ẩn đối với sản phẩm”Thị trường là tập hợp những người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau,dẫn đến khả năng trao đổ.Đối vói doanh nghiệp,tốt nhất nên hiểu thị trường là nơi có nhu cầu được đáp ứng. Các nhân tố của thị trường:
Để hình thành nên thị trường cần phải có 4 yếu tố sau:
- Các chủ thể tham gia trao đổi: Chủ yếu là bên bán, bên mua. Cả hai bên phải có vật chất có giá trị trao đổi.
- Đối tượng trao đổi: là hàng hoá, dịch vụ.
- Các mối quan hệ giữa các chủ thể: Cả hai bên hoàn toàn độc lập với nhau, giữa họ hình thành các mối quan hệ như: quan hệ cung-cầu; quan hệ giá cả; quan hệ cạnh tranh.
- Địa điểm trao đổi như: chợ, cửa hàng . diễn ra trong một không gian nhất định.
2. Phân loại thị trường.
Một trong những điều kiện cơ bản để sản xuất kinh doanh có hiệu quả là doanh nghiệp phải biết thị trường và việc nghiên cứu phân loại thị trường là rất cần thiết. Có 4 cách phân loại thị trường phổ biến như sau:
* Phân loại theo phạm vi lãnh thổ
- thị trường địa phương: Bao gồm tập hợp khách hàng trong phạm vi địa phương nơi thuộc địa phận phân bố của doanh nghiệp.
- Thị trường vùng: Bao gồm tập hợp những khách hàng ở một vùng địa lý nhất định. Vùng này được hiểu như một khu vực địa lý rộng lớn có sự đồng nhất về kinh tế – xã hội.
- Thị trường toàn quốc: Hàng hoá và dịch vụ được lưu thông trên tất cả các vùng, các địa phương của một nước.
- Thị trường quốc tế: Là nơi diễn ra các giao dịch buôn bán hàng hóa và dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế thuộc các quốc gia khác nhau.
* Phân loại theo mối quan hệ giữa người mua và người bán
- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Trên thị trường có nhiều người mua và nhiều người bán cùng một loại hàng hoá, dịch vụ. Hàng hoá đó mang tính đồng nhất và giá cả là do thị trường quyết định.
- Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: Trên thị trường có nhiều người mua và người bán cùng một loại hàng hóa, sản phẩm nhưng chúng không đồng nhất. Điều này có nghĩa loại hàng hóa sản phẩm đó có nhiều kiểu dáng, mẫu mã, bao bì, nhãn hiệu kích thước khác nhau. Giá cả hàng hóa được ấn định một cách linh hoạt theo tình hình tiêu thụ trên thị trường.
- Thị trường độc quyền: Trên thị trường chỉ có một nhóm người liên kết với nhau cùng sản xuất ra một loại hàng hóa. Họ có thể kiểm soát hoàn toàn số lượng dự định bán ra trên thị trường cũng như giá cả của chúng.
* Phân loại theo mục đích sử dụng của hàng hóa
- Thị trường tư liệu sản xuất: Đối tượng hàng hóa lưu thông trên thị trường là các loại tư liệu sản xuất như nguyên vật liệu, năng lượng, động lực, máy móc thiết bị
- Thị trường tư liệu tiêu dùng: Đối tượng hàng hóa lưu thông trên thị trường là các vật phẩm tiêu dùng phục vụ trực tiếp nhu cầu tiêu dùng của dân cư như quần áo, các loại thức ăn chế biến, đồ dùng dân dụng
* Phân loại theo quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp
- Thị trường đầu vào: Là nơi doanh nghiệp thực hiện các giao dịch nhằm mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho sản xuất. Có bao nhiêu yếu tố đầu vào thì sẽ có bấy nhiêu thị trường đầu vào (thị trường lao động, thị trường tài chính –tiền tệ, thị trường khoa học công nghệ, thị trường bất động sản ).
- Thị trường đầu ra: Là nơi doanh nghiệp tiến hành các giao dịch nhằm bán các sản phẩm đầu ra của mình. Tuỳ theo tính chất sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp mà thị trường đầu ra là tư liệu sản xuất hay thị trường tư liệu tiêu dùng
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 313
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 126
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 523
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 38
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 278
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 266
⬇ Lượt tải: 16