Mã tài liệu: 146562
Số trang: 94
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Quản trị marketing
Việt Nam đang tiến những bước dài trên con đường xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự vươn lên mạnh mẽ khối kinh tế tư nhân, cùng sự ra nhập của các công ty, tập đoàn lớn trên thế giới vào nước ta đã tạo ra một môi trường cạnh tranh sôi nổi và ngày càng khốc liệt. Để sản phẩm doanh nghiệp không bị chìm nghỉm giữa vô số các sản phẩm đáp ứng cùng một nhu cầu đòi hỏi các doanh nghiệp ngày càng phải nỗ lực nhiều hơn trên mọi phương diện từ tài chính, nhân lực, khoa học kĩ thuật, marketing. Có một vũ khí quan trọng mà không phải doanh nghiệp nào hiện nay có sự quan tâm đúng mức, đó chính là việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, và doanh nghiệp. Nếu như các tập đoàn lớn, các công ty nước ngoài đã quá quen với việc xây dựng thương hiệu một cách bài bản như Unilever, Big C,…thì các doanh nghiệp Việt Nam còn đang loay hoay chập chững những bước đi đầu tiên trên hành trình xây dựng thương hiệu. Có những doanh nghiệp đã thành công bước đầu như Vinamilk, Viettel, Trung Nguyên, nhưng đó là số quá ít trên hơn 300000 doanh nghiệp Việt Nam. Ngay cả những doanh nghiệp đã thành công, thì thách thức cũng không ít như chanh chấp thương hiệu trên thị trường thế giới, sự đa dạng các sản phẩm cùng loại. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhận thức đầy đủ và đúng mức về vấn đề xây dựng thương hiệu một cách lâu dài và phát triển thương hiệu bền vững trong môi trường cạnh tranh và kinh doanh toàn cầu. Thương hiệu giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, duy trì và phát triển thị trường trong và ngoài nước. Thực tế đã chứng minh, thương hiệu là tài sản vô hình có giá trị lớn của doanh nghiệp, là tổng hợp của rất nhiều yếu tố, là kết quả doanh nghiệp đã tạo dựng được trong suốt quá trình hoạt động của mình.
Việc xây dựng thương hiệu đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng theo một tiến trình khoa học gồm nhiều bước, trong đó hoạt động xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu giữ vai trò quan trọng, then chốt trong việc tạo dựng và thu hút, duy trì hình ảnh tích cực của thương hiệu trong tâm trí của khách hàng và công chúng. Qua thời gian thực tập tại công ty Văn hóa và truyền thông Nhã Nam, em đã tìm hiểu và nghiên cứu hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty, và em quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu của Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Khái quát về công ty văn hóa và truyền thông Nhã Nam
Chương 2: Phân tích các hoạt động Marketing của công ty cổ phần Văn hóa và truyền thông Nhã Nam
Chương 3: Thực trạng hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty cổ phần Văn hóa và truyền thông Nhã Nam
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty cổ phần Văn hóa và truyền thông Nhã Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 710
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 637
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 1734
⬇ Lượt tải: 29
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 1069
⬇ Lượt tải: 19