Mã tài liệu: 133638
Số trang: 89
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Quản trị marketing
Chuyển thị trường từ trong thế chia cắt khép kín theo địa giới hành chính kiểu “tư sản tự tiêu” sang tự do lưu thông theo quy luật kinh tế thị trường và theo pháp luật. Với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, bước đầu đã huy động được các tiềm năng về vốn, kỹ thuật vào lưu thông hàng hoá làm thị trườngtrong nước phát triển sống động, tổng mức lưu chuyển hàng hoá xã hội tăng nhanh. Thị trường ngoài nước mở rộng theo hướng đa dạng hoá và đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại.
Hoạt động thương mại đã góp phần đảm bảo các nhu cầu vật tư, hàng hoá cho nền kinh tế quốc dân, quốc phòng và đời sống nhân dân. Hàng hoá trong nước phong phú, giá cả tương đối ổn định, lạm phát được kiềm chế, ngày càng có nhiều loại hàng hoá Việt Nam có mặt trên thế giới. Thương mại đã góp phần tích cực vào việc phát triển sản xuất, phân công lại lao động xã hội, thúc đẩy các ngành đổi mới công nghệ, cải biến cơ cấu sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm làm cho từng bước gắn với nhu cầu thị trường bước đầu phát huy được lợi thế so sánh tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế cải thiện đời sống nhân dân.
Bên cạnh những thành tựu và kết quả trên thị trường và hoạt động thương mại của nước ta còn gặp phải nhiều khó khăn và khuyết điểm phát sinh những vấn đề phức tạp mới. Đất nước ngày một phát triển các loại hình doanh nghiệp- sản phẩm ngày một đa dạng, phong phú. Vì vậy, để tồn tại và phát triển được thì đòi hỏi phải có những biện pháp hữu hiệu, chính sách phù hợp, và có các thông tin về thị trường cập nhật...Ngoài ra chất lượng các sản phẩm của doanh nghiệp phải tốt, giá thành rẻ phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng...thì mới có khả năng đứng vững trên thị trường, và có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm của nước ngoài.
Khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN năm 1995, ASEM- 1996, APEC- 1998 và sắp tới gia nhập WTO đặt ra những thách thức mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Làm thế nào để tồn tại và phát triển? Làm thế nào để đạt được và duy trì việc xuất khẩu, bảo vệ thị trường trong nước? Hay làm sao nâng cao được sức cạnh tranh trong môi trường thương mại quốc tế? Vấn đề cốt lõi là làm sao xác định chính xác lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm trong doanh nghiệp, tập trung được các nguồn lực để có sức mạnh tổng hợp.
Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Đây cũng là vấn đề xúc tiến nhất, đáng quan tầm nhất của các loại hình sản xuất kinh doanh. Vì vậy mà “Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam trên thị trường” đang là một đề tài cập nhật hiện nay được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu để tìm ra những biện pháp hữu hiệu nâng cao được năng lực cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường...Cho nên trong lẫn nghiên cứu này em đã chọn đề tài “Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam trên thị trường”.
Nội dung chủ yếu của đề tài được chia ra làm ba chương:
Chương I. Khái quát về cạnh tranh- nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường.
Chương II. Thực trạng của khả năng cạnh tranh các sản phẩm
Chương III. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam trên thị trường.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 590
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 640
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 269
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 490
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 527
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 313
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 16