Mã tài liệu: 119540
Số trang: 30
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Quản trị marketing
Từ hơn một thập kỷ nay, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá trở thành một xu thế khách quan và diễn ra nhanh chóng, vừa tạo cơ hội cho các nền kinh tế vừa tăng sức ép cạnh tranh. Cạnh tranh là một trong những quy luật kinh tế cơ bản của kinh tế thị trường, là công cụ để thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo dựng nên những doanh nghiệp thành đạt đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Vì thế doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có khả năng cạnh tranh cao. Đặc biệt đối với ngành sản xuất dệt may là ngành có tốc độ phát triển nhanh chóng sản phẩm dệt may luôn chiếm tỷ trọng lớn và đứng vị trí thứ hai sau dầu thô của nước ta, có khả năng thâm nhập không chỉ những thị trường quy định hạn ngạch mà cả những thị trường không có hạn ngạch.
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2003 đạt 3,6 tỷ USD, tăng thêm 30% so với năm 2002 là một mốc son mới của ngành dệt may, trong vòng 3 năm kim ngạch xuất khẩu tăng gần hai lần.
Do có đặc điểm là không đòi hỏi vốn lớn, lại thu hồi vốn nhanh và sử dụng nhiều lao động, là ngành hầu hết các nước đang phát triển tham gia nên mức độ cạnh tranh càng cao.
Từ năm 1995 đến nay, với những lợi thế so sánh về lao động, chi phí, hàng dệt may Việt Nam đ• từng bước chiếm lĩnh được thị trường quốc tế, trong đó có ba thị trường lớn: thị trường EU, thị trường Nhật Bản và thị ttrường Mỹ. Nhưng chỉ còn chưa đầy chín tháng nữa Hiệp định hàng dệt may trong khuôn khổ WTO sẽ được thực hiện hoàn toàn. Thương mại thế giới bước vào giai đoạn mới - giai đoạn tự do hoá thương mại hàng dệt may. Khi hàng dệt may thế giới( ATC) chấm dứt, chuyển từ chế độ bảo hộ bằng hạn ngạch sang cạnh tranh thực sự giữa các nước xuất khẩu dệt may trong tổ chức thương mại thế giới thì cạnh tranh quốc tế sẽ ngày càng gay gắt. Hơn thế nữa sức cạnh tranh của phần lớn sản phẩm dệt may của Việt Nam còn yếu cả về chất lượng và giá cả. Cánh cửa duy nhất đảm bảo thành công là nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế vì đó là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay.
Để thực hiện được mục tiêu hàng dệt may Việt Nam giành thắng lợi trong cạnh tranh khi hội nhập kinh tế quốc tế, cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh và đưa ra các giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh đối với hàngdệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Đó cũng là lý do mà em chọn đề tài: “ Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế”.
Nội dung của đề án:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và mục lục, đề án gồm những phần chính sau đây:
Chương I: Một số vấn đề về khả năng cạnh tranh.
Chương II: Thực trạng về khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trưòng quốc tế.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 590
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 313
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 289
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 261
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 591
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 163
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 16