Mã tài liệu: 243733
Số trang: 12
Định dạng: doc
Dung lượng file: 105 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
tiểu luận môn kinh tế công: thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng
phân tích đánh giá
có vấn đề về tài liệu: liên hệ nick yahoo: belong2266
A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.Khái niệm:
- Thông tin bất cân xứng là trạng thái không có sự cân bằng trong việc nắm giữ thông tin giữa các bên tham gia giao dịch. Khi đó giá cả không phải là giá cân bằng của thị trường mà nó có thể thấp hơn hoặc cao hơn dẫn tới thị trường không đạt hiệu quả.
- Tình trạng thông tin bất cân xứng xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế như ngân hàng, trong thị trường nhà đất,thị trường lao động , thị trường hàng hóa,thị trường chứng khoán, thị trường đồ cũ
2.Nguyên nhân:
Theo Joseph Stiglitz( nhà kinh tế học người Mĩ, đạt giải nobel năm 2001), có hai nguyên nhân gây ra thông tin bất cân xứng:
ã Thứ nhất là do những chủ thể kinh tế khác nhau quan tâm tới những đối tượng khác nhau và lượng thông tin của họ về cùng một đối tượng sẽ khác nhau. Thường thì các chủ thể kinh tế hiểu mình rõ hơn là hiểu người khác. Mức độ chênh lệch về thông tin tùy thuộc vào cơ cấu, đặc trưng của thị trường.
ã Thứ hai là do chủ thể kinh tế tham gia giao dịch có thể cố tính che giấu thông tin để đạt được lợi thế trong đàm phán giao dịch.
3.Hậu quả của thông tin bất cân xứng:
- Thông tin bất cân xứng gây ra ba hậu quả là lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức, vấn đề người ủy quyền – người thừa hành.
a.Lựa chọn bất lợi ( lựa chọn ngược):
- Nếu vấn đề thông tin bất cân xứng xảy ra từ trước khi giao dịch được bắt đầu, có nghĩa là thông tin bị che giấu thì sẽ dẫn tới lựa chọn bất lợi của bên giao dịch có ít thông tin hơn.
b. Rủi ro đạo đức ( tâm ly ỷ lại):
- Nếu khi giao dịch bắt đầu diễn ra thì mới xảy ra thông tin bất cân xứng, hành động của một phía giao dịch trong quá trình thực hiện bị che đậy dẫn tới cái gọi là rủi ro đạo đức ở phía giao dịch nhiều thông tin hơn và che giấu hành vi của mình.
Vd: người mua bảo hiểm thường có những hành động nhiều rủi ro vì họ không phải gánh chịu chi phí thiệt hại do họ gây ra. Như là không giữ gìn tài sản của mình một cách cẩn thận
c. Người ủy quyền – người thừa hành:
Là trường hợp một bên ( người ủy nhiệm) thuê một bên khác ( người thừa hành) nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định. Đây được xem là một trường hợp đặc biệt vì nó bao gồm cả lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức.
ã Khi người ủy nhiệm giao quyền cho người thừa hành, họ sẽ không trực tiếp điều hành công việc do đó họ sẽ nắm được ít thông tin hơn người thừa hành, bên cạnh đó người thừa hành và ủy quyền có thể theo đuổi những mục tiêu không giống nhau, dẫn tới người thừa hành có những hành động không phục vụ lợi ích của người ủy quyền. vì có ít thông tin hơn người ủy quyền khó cưỡng chế thi hành, đánh giá hay khuyến khích công việc của người thừa hành, lựa chọn bất lợi của người ủy quyền.
ã Lương của người thừa hành thông thường ít phụ thuộc vào những nổ lực của họ để đạt được mục tiêu của người ủy quyền. Do đó người thừa hành ít có động cơ để cố gắng đạt được mục đích này, xuất hiện rủi ro đạo đức của người thừa hành
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 545
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 327
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 705
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 660
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 1056
⬇ Lượt tải: 27