Mã tài liệu: 270813
Số trang: 71
Định dạng: zip
Dung lượng file: 810 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH.
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM.
1.1 Phân tích tài chính là gì?
Ngày nay, trên thế giới có rất nhiều sách viết về tài chính cũng như phân tích tài chính. Mỗi một người có một quan điểm khác nhau, cách định nghĩa khác nhau. Ta có thể định nghĩa một cách khái quát nhất về phân tích tài chính như sau:
Phân tích tài chính là tập hợp các phương pháp mà người phân tích dùng để đánh giá, nhận xét, đưa ra các kết luận về tình hình tài chính của một tổ chức hoặc một cá nhân. Từ đó, người sử dụng các báo cáo tài chính có thể hiểu được tình hình tài chính của cá nhân hoặc tổ chức trong quá khứ, hiện tại. Đồng thời có thể dự đoán được phần nào tình hình tài chính của cá nhân hoặc tổ chức trong tương lai.
Phân tích tài chính doanh nghiệp thực chất là quá trình phân tích tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có cách hoạt động khác nhau tuỳ ngành nghề kinh doanh. Doanh nghiệp thương mại khác doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp chuyên cung cấp dịnh vụ khác với doanh nghiệp thương mại... Do vậy, các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có sự khác nhau về từng khoản mục bên trong, nhưng xét về tổng thể, các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đều được thực hiện theo một quy trình nhất định.
Quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp thông thường được chính doanh nghiệp thực hiện. Đôi khi bên sử dụng các báo cáo tài chính không bằng lòng với số liệu của doanh nghiệp đưa ra có thể tự mình đứng ra để phân tích hoặc thuê một bên thứ ba phân tích. Chính điều này đã nảy sinh vấn đề kiểm toán. Ở Việt Nam, kiểm toán là một công ty của nhà nước, chuyên đi kiểm tra các số liệu tài chính ở các công ty. Tại các quốc gia châu âu, kiểm toán được các công ty tư nhân thực hiện.
Có rất nhiều các cá nhân và tổ chức sử dụng đến các báo cáo tài chính. Doanh nghiệp tạo ra các báo cáo tài chính, dùng nó để nhận biết tình hình hoạt động của mình, dùng để điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai. Nhà nước, chủ yếu là cơ quan thuế, dùng các báo cáo tài chính để thu thuế thu nhập của doanh nghiệp, tăng thu ngân sách nhà nước. Ngân hàng và người đầu tư dùng các báo cáo tài chính để quyết định các vấn đề đầu tư hay không đầu tư, tiếp tục đầu tư hay rút bớt vốn đầu tư. Nhân viên trong doanh nghiệp dùng báo cáo tài chính để biết hiệu quả công việc và các chính sách trả lương của công ty có phù hợp không...
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 282
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 273
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 563
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 257
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 158
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 293
⬇ Lượt tải: 16