Mã tài liệu: 212495
Số trang: 64
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 750 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU
Ở nước ta từ những ngày đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường, cùng với các thành phần kinh tế khác, kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng cho việc tăng trưởng và phát triển kinh tế; hơn nữa, kinh tế tư nhân còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và góp phần hình thành một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa. Với vai trò như vậy, kinh tế tư nhân ngày càng được chú trọng trong các chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về “Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân” - được coi là chính sách toàn diện và có tính đột phá cho sự phát triển thành phần kinh tế này. Trong các công trình nghiên cứu từ trước đến nay về doanh nghiệp tư nhân đã cho thấy mặc dù sự tồn tại của loại hình doanh nghiệp này đã được thừa nhận như trong luật doanh nghiệp và trong các chính sách của Đảng và Nhà nước, sự phân biệt đối xử đối với nó trong thực tế đã là rào cản cho sự phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Hai thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước thường nhận được sự đối xử khác nhau với lợi thế thường thuộc về khu vực kinh tế nhà nước. Một trong những vấn đề quan trọng là mức độ tiếp cận tín dụng của khu vực kinh tế tư nhân.
Tuy nhiên trong thời gian gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của doanh nghiệp tư nhân về số lượng cũng như quy mô hoạt động, ngành nghề thì ngành ngân hàng nói riêng và thị trường vốn tài chính nói chung cũng đã có sự phát triển mạnh mẽ. Kèm với sự phát triển mạnh mẽ ấy là sự cạnh tranh tìm kiếm khách hàng giữa trị trường chứng khoán với ngân hàng và giữa những ngân hàng với nhau. Các doanh nghiệp tư nhân đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn phản ảnh những khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng tư phía các ngân hàng và ngược lại ngân hàng lại cho rằng sự cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp luôn được cải thiện.
Thành phố Cần Thơ với vai trò là thành phố trung tâm của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nơi đây tập trung hầu hết những ngành nghề hoạt động cho một nền kinh tế thị trường với những thế mạnh về công nghiệp, thương mại và dịch vụ nói chung. Theo số liệu thống kê năm 2005 cho thấy sự đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân tại đây là chiếm trên 30% giá trị tổng sản phẩm và giải quyết một lượng lao động lớn của Thành phố. Doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ tập trung chủ yếu ở hình thức là doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động trong hầu hết các ngành kinh doanh khác nhau. Sự lớn mạnh của các doanh nghiệp tư nhân có mặt đáng mừng nhưng tồn tại không ít những khó khăn cần tháo dỡ trong đó có vấn đề vốn. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì Thành phố Cần Thơ là một trong những tỉnh thành có mật độ ngân hàng nhiều nhất, như vậy với thuận lợi như vậy thì doanh nghiệp tư nhân liệu có quyết định vay hay không vay? Xuất phát từ vấn đề này, đề tài mong muốn phân tích thực trạng của khu vực doanh nghiệp tư nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tín dụng ngân hàng của những doanh nghiệp này tại Thành phố Cần Thơ.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích thực trạng hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay ngân hàng của các doanh nghiệp khu vực tư nhân ở Thành phố Cần Thơ từ đó làm căn cứ đề xuất giải pháp cho vấn đề được tìm thấy trong bài phân tích.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Các mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm:
- Phân tích tổng quan về khu vực doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay ngân hàng của khu vực doanh nghiệp tư nhân.
- Phân tích sự tác động của từng yêu tố đến quyết định đó.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển khu vực doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ và thúc đẩy nhiều doanh nghiệp tư nhân tại đây vay vốn ngân hàng hơn nữa.
1.3 CÁC GIẢ THIẾT CẦN KIỂM ĐỊNH, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Các giả thiết cần kiểm định
Đề tài được thực hiện với những giả thuyết như sau:
- Thứ nhất là khu vực doanh nghiệp tư nhân đang có sự phát triển mạnh mẽ và cần có những điều kiện cần cho sự phát triển đó. Một trong những điều kiện cần đó là nguồn vốn tín dụng.
- Thứ hai là có sự khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng của khu vực doanh nghiệp tư nhân. Song bên cạnh đó có sự e ngại gia tăng tỷ lệ nợ trong cơ cấu nguồn vốn của chính doanh nghiệp.
- Thứ ba là ý muốn và khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp được quyết định bởi chính ý muốn chủ quan của chủ doanh nghiệp hay nhận định chủ quan từ phía ngân hàng. Ý muốn và khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp không có sự tác động của các yếu tố khác.
1.3.2 Các câu hỏi nghiên cứu
- Khu vực kinh tế tư nhân có quan tâm đến việc xin cấp tín dụng hay không, và mức độ quan tâm của họ như thế nào?
- Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của những doanh nghiệp này là những nhân tố nào?
- Sự ảnh hưởng của từng yếu tố đến nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp có chiều hướng như thế nào?
- Sự tác động qua lại của từng yếu tố đến các yếu tố khác có ảnh hưởng như thế nào đến nhu cầu tín dụng của những doanh nghiệp này?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Địa bàn thực hiện
Luận văn được thực hiện trên phạm vi tại Thành phố Cần Thơ.
1.4.2 Thời gian thực hiện nghiên cứu
Thời gian thực hiện luận văn từ 01/03/2007 đến 30/05/2007.
Các số liệu thứ cấp về số lượng doanh nghiệp, mức đóng góp vào nền kinh tế, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được thu thập từ các nguồn của Tổng cục thống kê Việt Nam và Cục thống kê Thành phố Cần Thơ. Do sự giới hạn về việc tập hợp số liệu của các cơ quan thống kê nên các số liệu thứ cấp tập hợp được có sự giới hạn về thời gian, cụ thể là:
- Tổng cục thống kê Việt Nam từ năm 2002 – 2004 (Niên giám thống kê toàn quốc năm 2005).
- Cục thống kê Thành phố Cần Thơ từ 2001 – 2005 (Niên giám thống kê Thành phố Cần Thơ năm 2005).
Phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân để tìm kiếm các số liệu sơ cấp về tình hình hoạt động của từng doanh nghiệp cụ thể trong năm 2006.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài thực hiện nghiên cứu đối với những số liệu thu thập được về khu vực doanh nghiệp tư nhân, trong đó tập trung ở hai loại hình doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn bởi vì đây là hai loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở khu vực doanh nghiệp tư nhân.
1.5 KẾT QUẢ MONG ĐỢI
- Cái nhìn tổng quan về sự phát triển của khu vực doanh nghiệp tư nhân.
- Có cái nhìn tổng thể các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của khu vực doanh nghiệp tư nhân.
- Giải pháp nhằm giải quyết sự phát triển và nhu cầu tín dụng của khu vực doanh nghiệp này
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 539
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 600
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 5693
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 3856
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 366
⬇ Lượt tải: 16