Mã tài liệu: 218180
Số trang: 25
Định dạng: doc
Dung lượng file: 184 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
PHẦN I: GIỚI THỆU
Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (gọi tắt là WTO), bên cạnh những cơ hội mới sẽ đến, chúng ta không khỏi lo ngại về những thách thức đang chờ đón. Một trong những vấn đề được đề cập nhiều nhất là nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển của mọi nền kinh tế. Không có nguồn nhân lực, không thể vươn lên. Nhưng nguồn nhân lực đó thiếu trình độ, cũng không thể vươn lên.
Lịch sử thế giới đã chứng kiến những sức mạnh khác nhau để một quốc gia trở nên hùng mạnh. Sức mạnh của vó ngựa đã từng giúp Mông Cổ hay đế chế Ottaman bá chủ một thời. Tiếp đó, sức mạnh của những cánh buồm rộng lớn đã giúp Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha thống trị thế giới. Rồi đến sức mạnh của những chiếc động cơ hơi nước đã giúp nước Anh chiếm lĩnh khắp nơi để họ có thể nói “Mặt trời không bao giờ lặn trên đất Anh”. Tất cả đã lùi vào dĩ vãng. Ngày nay, tất cả những quốc gia trên thế giới trở nên hùng mạnh đều nhờ vào một yếu tố: đó là tri thức.
Nhìn lại Việt Nam, với dân số hiện nay trên 80 triệu người, trong đó 56% dân số ở độ tuổi dưới 30, gần 80% dân số ở độ tuổi dưới 40. Đó là những độ tuổi khát khao học tập nhất, khả năng tiếp thu, cống hiến và làm nên những thay đổi tốt nhất.
Đáng buồn thay, số người đã qua đào tạo chỉ chiếm 17,5% trong tổng số lao động của cả nước; 2,2% trong tổng số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chưa có việc làm; chỉ có khoảng 70% số người có trình độ đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp làm việc đúng ngành nghề đào tạo; 30% cán bộ, nhân viên không đủ trình độ chuyên môn, hoặc làm không đúng nghề. Đội ngũ công nhân có khoảng 1,76 triệu người làm việc trong khu vực kinh tế quốc doanh và khoảng 3,64 triệu người làm việc ở khu vực ngoài quốc doanh. Tuy vậy, trong số công nhân ở khu vực quốc doanh, chỉ có khoảng 50% được đào tạo tại các trường dạy nghề.
Thêm vào đó, việc sử dụng lao động còn nhiều điều bất hợp lý: chưa thật sự coi trọng người tài giỏi, phân bố cán bộ còn mất cân đối, tuyển dụng và sắp xếp cán bộ, người lao động chưa “đúng người, đúng việc”, chưa chú trọng đến công tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực.
Từ những thực trạng trên cho thấy, nguồn nhân lực ở nước ta dồi dào về số lượng, thiếu về chất lượng và sử dụng không hiệu quả. Như vậy, vấn đề đặt ra là: chúng ta lấy gì để tồn tại và phát triển trong một “thế giới phẳng” nhưng cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Câu trả lời là, chúng ta phải nhanh chóng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và sử dụng nó một cách tốt nhất. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Những giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế” làm tiểu luận cho môn học kinh tế vi mô.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 320
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 275
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 273
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 16