Mã tài liệu: 57893
Số trang: 70
Định dạng: docx
Dung lượng file: 424 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Xu thế phát triển của nhiều nước trong những năm gần đây là thay đổi chiến lược kinh tế từ "đóng cửa" sang "mở cửa", thay thế nhập khẩu bằng hướng vào xuất khẩu.
Chiến lược "hướng vào xuất khẩu'' về thực chất là giải pháp "mở cửa nền kinh tế" nhằm tranh thủ vốn đầu tư và kĩ thuật của nước ngoài, kết hợp chúng với những tiềm năng bên trong về lao động và tài nguyên thiên nhiên để tạo ra sự tăng trưởng mạnh cho đất nước, góp phần rút ngắn chênh lệch với các nước phát triển mạnh.
Với định hướng phát triển của Đảng, chính sách kinh tế đối ngoại nói chung, xuất nhập khẩu nói riêng phải đựơc coi là một chính sách cơ cấu có tầm chiến lược, nhằm phục vụ phát triển nền kinh tế quốc dân. Chính sách xuất nhập khẩu phải tranh thủ tới mức cao nhất nguồn vốn, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của nước ngoài nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, giải quyết việc làm cho người lao động, thực hiên phương châm "phát triển buôn bán với nước ngoài để đẩy mạnh sản xuất trong nước và có hàng hoá để xuất khẩu".
Để đạt được mục tiêu này, Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện nhiều biện pháp cải tổ nền kinh tế quốc dân theo hướng mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại, trọng tâm là xuất khẩu nhằm đưa thị trường Việt Nam thâm nhập vào thị trường thế giới.
Trong điều kiện đó, bản thân các doanh nghiệp trong nước cũng cần phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh vừa bảo đảm hiệu quả cao cho doanh nghiệp mình, vừa phù hợp với chiến lược phát triển chung của đất nước.
Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước có nhiệm vụ tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành chăn nuôi Việt Nam, tổ chức sản xuất chăn nuôi cung ứng dịch vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm, thức ăn chăn nuôi và các loại vật tư liên quan đến ngành chăn nuôi.
Kinh doanh xuất khẩu hàng hoá không phải là một vấn đề đơn giản, không phải chỉ là hoạt động mua - bán hàng hoá, ngược lại nó là cả một qúa trình rất phức tạp bao gồm nhiều công đoạn có quan hệ mật thiết hữu cơ với nhau, và kết quả của một công đoạn đều ảnh hưởng đến kết quả của cả quá trình kinh doanh.
Chính vì lẽ đó kinh doanh xuất khẩu hàng hóa đòi hỏi nhà kinh doanh phải vận dụng một cách sáng tạo nhất các nghiệp vụ ở một công đoạn, phải hiểu rõ quy luật vận động của các nhân tố khách quan có tác động đến quá trình kinh doanh, và đặc biệt phải nắm bắt được những cơ hội, thời cơ cũng như thị hiếu của khách hàng.
Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam qua thời gian hoạt động đã đạt được những thành tựu nhất định, tuy nhiên thực sự chưa có sự chuyển biến hay thay đổi về chất, chưa tạo ra được sức mạnh găn bó về tài chính, công nghệ kỹ thuật, thị trường, sức cạnh tranh kém. Tuy vậy cơ hội phát triển của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam là rất lớn, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.
Đề tài được xây dựng gồm ba chương:
Chương I: Những lý luận chung về kinh doanh xuất khẩu.
Chương II: Thực trạng kinh doanh xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam (giai đoạn 1997-2000).
Chương III: Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 520
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 497
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 818
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 601
⬇ Lượt tải: 16