Mã tài liệu: 115601
Số trang: 98
Định dạng: docx
Dung lượng file: 344 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Ngày nay, hoạt động ngoại thương trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ và mang tính rộng khắp. Hơn bao giờ hết, nó trở thành một hoạt động thương mại cực kỳ quan trọng đối với mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp. Nó cho phép mỗi quốc gia khai thác được lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước. Đối với Việt Nam, hoạt động xuất khẩu có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước. Bởi vậy Đảng cộng sản Việt Nam đã nhiều lần khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của xuất khẩu. Có như vậy Việt Nam mới có điều kiện, khả năng mở rộng hội nhập với thế giới, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội ổn định đời sống nhân dân.
Từ đặc điểm nền kinh tế sản xuất nông nghiệp, có tiềm năng lớn về sản xuất rau quả nhiệt đới, Việt Nam đã xác định đây là nguồn lợi có giá trị lớn, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của nguời tiêu dùng. Do vậy, phát triển sản xuất rau quả gắn với công nghiệp chế biến, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu đã trở thành một mục tiêu phát triển nền kinh tế đất nước.
Trong hoạt động xuất khẩu của mình, Việt Nam có ngày càng nhiều các đối tác song có lẽ Liên Bang Nga là bạn hàng có mối quan hệ đặc biệt nhất và lâu năm nhất đối với Việt Nam. Trong những năm nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, Liên Xô là người bạn lớn luôn kề vai sát cánh ủng hộ chúng ta về cả vật chất lẫn tinh thần. Rồi khi bước vào thời kỳ xây dựng XHCN, Chính phủ và nhân dân Liên Xô cũng đã nhiệt tình giúp đỡ Việt Nam trông những ngày đầu khó khăn bằng các hành động thiết thực như đã ký với chúng ta một số hiệp định tương trợ về kinh tế trong đó có Hiệp định rau quả Việt Xô. Hiệp định này đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy ngành rau quả tuy có nhiều tiềm năng nhưng còn non trẻ của Việt Nam phát triển.
Kể từ sau khi Liên Xô tan rã, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Liên Bang Nga và các nước SNG cũng có nhiều thay đổi. Ngành rau quản - vốn coi Liên Bang Nga là một bạn hàng lớn cũng gặp phải những khó khăn do sự thay đổi này. Chính vì vậy việc xem xét lại quá trình hợp tác buôn bán giữa hai nước để từ đó có cái nhìn đúng đắn về thực trạng cũng như tìm ra giải pháp để khắc phục khó khăn thiết nghĩ cũng là một việc nên làm.
Kết cấu của bài viết như sau: Ngoài phần mục lục, lời cam đoan, lời nói đầu, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3 chương sau:
Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về thúc đẩy xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân.
Chương II: Thực trạng xuất khẩu của Tổng công ty rau quả Việt Nam sang Viễn Đông -Liên Bang Nga.
Chương III: Những giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Tổng công ty rau quả Việt Nam sang Viễn Đông - Liên Bang Nga.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 125
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 596
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 267
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 88
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 817
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 17