Mã tài liệu: 300283
Số trang: 76
Định dạng: doc
Dung lượng file: 564 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
[FONT=Times New Roman]TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thế kỉ 21, thế kỉ của sự phát triển, nâng cao không ngừng của văn hóa, kinh tế, đất nước. Để có thế bắt kịp đà phát triển của những nước lớn mạnh thì cần sự chung sức, đồng lòng của tất cả mọi người, mà lực lượng chủ yếu chính là tuổi trẻ. Bởi tuổi trẻ là lực lượng nòng cốt, là chủ nhân tương lai, là nhân vật chính góp phần tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho Tổ Quốc Việt Nam . Nhất là các bạn sinh viên –nguồn lao động trí thức góp phần quan trọng phát triển nền kinh tế đất nước. Nhưng thời gian gần đây, vấn đề đang được xã hội quan tâm và phản ánh đó là phần lớn sinh viên thiếu kỹ năng mềm.
Một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Giáo dục cho thấy 83% học sinh thiếu các kỹ năng mềm, đặc biệt là khả năng tập trung cho hành trang vào đời của mình. Thậm chí, nhiều người còn phàn nàn giới trẻ thiếu kỹ năng để giữ gìn hạnh phúc gia đình, kiểm soát bản thân, rèn chỉ số cảm xúc, làm chủ sự thay đổi, làm chủ thời gian sống, hoạch định mục tiêu nghề nghiệp, mục tiêu cuộc đời, ra quyết định. Nhiều sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp đã thừa nhận không được nhận vào làm vì thiếu kỹ năng mềm, cụ thể là kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp.... Điều này đã không còn là trường hợp ngoại lệ đối với các sinh viên hiện nay. Đa số các bạn sinh viên đều có thể tự làm tốt, thậm chí xuất sắc nhưng khi làm việc nhóm thì lại đùn đẩy công việc, có tình trạng “cha chung không ai khóc”.
Các bạn sinh viên đang học ở trường cũng luôn khẳng định kỹ năng mềm rất quan trọng trong việc học tập cũng như trong cuộc sống và trong môi trường làm việc sau này của các bạn.Hình thức đào tạo cùng môi trường học tập trong trường giúp các bạn sinh viên rất nhiều trong việc học tập và rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết song phần lớn các bạn sinh viên đang học ở trường luôn nhận thấy bản thân còn rất thiếu và yếu những kỹ năng mềm cần thiết. Nguyên nhân của những nhận thức đó một phần do các bạn sinh viên còn thiếu chủ động trong việc nhận thức cũng như rèn luyện những kỹ năng mềm.
Nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm, việc đào tạo, phát triển và rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên được nhà trường rất chú trọng. Tuy nhiên việc mở các lớp đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên hiện nay ở trường vẫn còn rất hạn chế, phần nhiều chỉ trên góc độ lý thuyết, vì vậy không tạo nên được niềm say mê và hứng thú của sinh viên trong các khóa học. Dẫn đến việc hiện nay với nhiều bạn sinh viên, kỹ năng mềm vẫn còn là một thuật ngữ khá xa lạ. Do vậy các bạn chưa có định hướng đúng đắn cho việc phát triển và hoàn thiện kỹ năng mềm.
Từ ý kiến chủ quan của của những người nghiên cứu đề tài nhận thấy : việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp để hoàn thiện và nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên là một vấn đề rất cần thiết, không chỉ sinh viên Thương Mại nói riêng mà còn mang ý nghĩa với sinh viên các trường nói chung.
Xuất phát từ lý do trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy cần thiết phải nghiên cứu đề tài này
1.2. XÁC LẬP VÀ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ TRONG ĐỀ TÀI
Từ tính cấp thiết của đề tài, nhóm nghiên cứu quyết định nghiên cứu về “giải pháp nhằm tăng cường thực hành kỹ năng mềm cho sinh viên Thương Mại”. Nhóm nghiên cứu sẽ thực hiện làm sáng tỏ: các kỹ năng mềm cần thiết phục vụ trong cuộc sống, học tập cũng như trong công việc sau này của các sinh viên. Các kỹ năng (điểm mạnh) mà sinh viên TM có và các kỹ năng mà sinh viên TM còn thiếu và từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện kỹ năng mềm cho sinh viên ĐHTM.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài này nhằm đạt được các mục tiêu sau:
Thứ nhất: nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong cuộc sống, trong học tập cũng như trong môi trường làm việc sau này của các bạn sinh viên.
Thứ hai: Phân tích và đánh giá thực trạng việc phát triển kỹ năng mềm của sinh viên Thương Mại hiện nay.
Cuối cùng đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần tăng cường thực hành kỹ năng mềm cho sinh viên Thương Mại.
1.4. CÁC CÂU HỎI ĐẶT RA TRONG NGHIÊN CỨU
Trong khi nghiên cứu đề tài này có một số câu hỏi đặt ra cần giải quyết đó là:
Về mặt lý thuyết: Khái niệm kỹ năng, khái niệm kỹ năng mềm?
Về mặt thực tiễn: kỹ năng mềm cần thiết như thế nào đối với sinh viên và đối với nhà tuyển dụng? Những kỹ năng mềm cần thiết với mỗi sinh viên? Thực trạng việc rèn luyện và phát triển kỹ năng mềm của sinh viên Thương Mại trong thời gian qua? Liệu những kỹ năng mềm mà sinh viên Thương Mại hiện có đã đủ để giúp sinh viên TM tự tin trong học tập, cuộc sống và trong môi trường làm việc sau này? Giải pháp nhằm tăng cường thực hành kỹ năng mềm cho sinh viên TM hiện nay là gì?
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Về mặt không gian: chúng tôi tập trung nghiên cứu tại trường ĐHTM, Phường Mai Dịch-Quận Cầu Giấy-Thành Phố Hà Nội
Về mặt thời gian: nghiên cứu kỹ năng mềm hiện có của sinh viên trong năm 2010 và đưa ra giải pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên Thương Mại trong giai đoạn hiện nay.
Nội dung nghiên cứu bao gồm: các lý luận về kỹ năng mềm nói chung, thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên Thương Mại hiện nay, yêu cầu về những kỹ năng mềm cơ bản mà mỗi sinh viên cần có trong việc học tập, trong cuộc sống và yêu cầu về kỹ năng mềm của các công ty hiện nay, các giải pháp nhằm tăng cường thực hành kỹ năng mềm cho sinh viên Thương Mại.
1.6. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
Cung cấp cái nhìn tổng thể về những kỹ năng mềm mà sinh viên Thương Mại hiện có và những yêu cầu về kỹ năng mềm cần có của mỗi sinh viên để thành công hơn trong cuộc sống, học tập cũng như trong môi trường làm việc sau này. Đưa ra giải pháp giúp sinh viên Thương Mại định hướng, nâng cao và phát triển các kỹ năng mềm.Ý nghĩa sâu xa cuối cùng đối với những người làm đề tài này là tìm ra phương pháp học tập một cách khoa học, hiệu quả.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2. XÁC LẬP VÀ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ TRONG ĐỀ TÀI 2
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.4. CÁC CÂU HỎI ĐẶT RA TRONG NGHIÊN CỨU 3
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 3
1.6. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU 3
CHƯƠNG II: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG MỀM. 4
2.1. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA, KHÁI NIỆM CƠ BẢN. 4
2.1.1. Khái niệm kỹ năng. 4
2.1.2. Khái niệm kỹ năng mềm. 5
2.2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA KỸ NĂNG MỀM VỚI SINH VIÊN 7
2.2.1. Tầm quan trọng 7
2.2.2. Các kỹ năng mềm cần thiết. 12
2.3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG THỰC HÀNH KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY 27
2.3.1. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng mềm. 27
2.3.2. Ý thức của sinh viên trong việc rèn luyện kỹ năng mềm. 28
2.4. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VỀ VIỆC NHÌN NHẬN ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI 29
2.4.1. Trên thế giới. 29
2.4.2. Ở Việt Nam. 31
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN THƯƠNG MẠI. 34
3.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 34
3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 34
3.1.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp. 34
3.1.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. 36
3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu. 36
3.2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN THƯƠNG 37
3.2.1. Nhân tố khách quan 37
3.2.1.1. Chính sách đào tạo của nhà nước 37
3.2.1.2. Cơ chế đào tạo của nhà trường 38
3.2.2. Nhân tố chủ quan 44
3.2.2.1. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng mềm 45
3.2.2.2.Ý thức rèn luyện kỹ năng mềm của bản thân mỗi sinh viên 46
3.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 47
CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN THƯƠNG MẠI. 51
4.1. XU THẾ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN GIAI ĐOẠN 2010-2015 51
4.1.1. Sự phát triển kinh tế 51
4.1.2. Đào tạo của nhà trường 53
4.1.3. Tự bản thân mỗi SV. 53
4.2. CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN 54
4.2.1. Các kết luận. 54
4.2.1.1. Thành công và nguyên nhân 54
4.2.1.2. Tồn tại và nguyên nhân 56
4.2.2. Các phát hiện. 59
4.2.2.1. Chính sách đào tạo của nhà trường. 59
4.2.2.2. Đội ngũ đào tạo. 60
4.2.2.3. Môi trường rèn luyện kỹ năng mềm. 61
4.2.2.4. Ý thức rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên. 61
4.3. CÁC ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP 62
4.3.1. Đề xuất giải pháp nâng cao chính sách đào tạo của nhà trường. 62
4.3.2. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao đội ngũ đào tạo. 63
4.3.3. Giải pháp nhằm tạo môi trường cho sinh viên rèn luyện kỹ năng mềm. 63
4.3.4. Giải pháp nhằm nâng cao ý thức rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên. 65
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 515
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 264
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 597
⬇ Lượt tải: 16