Mã tài liệu: 32017
Số trang: 72
Định dạng: docx
Dung lượng file: 266 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Quá trình hoạt động kinh doanh luôn vận động và biến đổi không ngừng theo các quy luật. Tuy nhiên sự vận động đó của quá trình kinh doanh không phải là ngẫu nhiên, không tuân theo quy luật mà nó là những biểu hiện của sự vận động của các quy luật khách quan trong các điều kiện cụ thể. Như vậy hướng vận động của hoạt động kinh doanh cũng có thể nhận thức được nếu chúng ta nhận thức được sự biểu hiện của các quy luật khách quan chi phối hoạt động kinh doanh của tổ chức.
Kể từ sau đậi hội toàn quốc lần VI, nền kinh tế nước ta đang dần chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cũng từ đó hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không còn nằm trong khuôn khổ của các kế hoạch cứng nhắc mà chịu tác động chi phối bởi các quy luật kinnh tế thị trường. Trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế đó, không ít các doanh nghiệp tỏ ra lúng túng, làm ăn thua lỗ thậm chí đi tới phá sản nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp sau những bỡ ngỡ ban đầu đẫ thích ứng được với cơ chế mới, kinh doanh năng động và ngày càng mạnh lên.
Hướng đi của doanh nghiệp trong tương lai được hiểu là chiến lược kinh doanh của nó. Để tồn tại và phát triển trong kinh doanh, doanh nghiệp cần phải thiết lập những hướng đi cho mình, nghĩa là vạch ra xu thế vận động cho doanh nghiệp và tuân theo những xu thế vận động đó. Quá trình trên thực chất là việc hoạch định chiến lược kinh doanh, vạch ra những hướng đích trong tương lai để đạt tới. Do đó chiến lược kinh doanh có vai trò quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển của bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào. Không có chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp không hiểu mình sẽ phát triển như thế nào trong tương lai, không có những hướng đích cụ thể để nỗ lực đạt được, và quá trình kinh doanh như vậy mang đậm tính tự phát, đối phó tình huống. Do vậy các tổ chức kinh doanh đều cần phải thiết lập chiến lược kinh doanh
Thực tế kinh doanh trong cơ chế thị trường đã chứng tỏ thị trường hay chính là môi trường kinh doanh theo nghĩa rộng hơn, nó luôn vận động , biến đổi, phá vỡ sự cứng nhắc của kế hoạch ngắn hạn cũng như dài hạn của doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp cần thiết phải hoạch định và triển khai một công cụ kế hoạch hoá hữu hiệu đủ linh hoạt ứng phó với môi trường kinh doanh. Chiến lược kinh doanh không nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể,chi tiết như một kế hoạch mà nó được xây dựng trên cơ sở phân tích và dự đoán các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có một cái nhìn tổng thể về bản thân mình cũng như về môi trường kinh doanh bên ngoài để hình thành nên các mục tiêu chiến lược và các chính sách các giải pháp lớn thực hiện thành công các mục tiêu đó.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 366
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 144
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 266
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 698
⬇ Lượt tải: 23
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 18