Mã tài liệu: 100061
Số trang: 31
Định dạng: docx
Dung lượng file: 103 Kb
Chuyên mục: Kinh tế vĩ mô
Sau 1975, Đảng ta đã xác định Cách mạng Việt Nam đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.Chúng ta đã tuyên bố với mọi người rằng: Việt nam bắt đầu “Thời kỳ quá độ” thông qua việc đổi tên Đảng, đổi tên nước mà chính Bác Hồ đã đặt!Suốt hai kỳ Đại hội Đảng (IV vàV), chúng ta đã làm đúng theo luận điểm của Lênin về thời kỳ quá độ!Có thể khẳng định: đó là thất bại của Đảng trong lãnh đạo xây dựng đất nước thời kỳ từ 1975 – 1985.Thời kỳ này có thể nói gọn trong tổng kết của Đại hội Đảng VI bằng 3 từ “Duy ý chí” (thực chất là sai lầm).Sau Đại hội VI, công cuộc “Đổi mới” bắt đầu. Đất nước giống như cánh đồng hạn gặp mưa. Đổi thay từng giờ, từng phút và có thể nói là từng giây. Những ngày tháng của thời “Duy ý chí” gần như chỉ còn trong truyện cổ tích nào đó…
Đối với nước ta, quá trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) thực chất là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, được bắt đầu từ Đại hội Đảng VI (Năm 1986) và ngày càng được hoàn thiện.Thực tế 20 năm đổi mới và phát triển nền kinh tế theo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã chứng minh rằng: “Kinh tế thị trường là con đường phát triển kinh tế có hiệu quả, từ đó quá độ lên chủ nghĩa xã hội.Đây là cả một quá trình vừa đổi mới tư duy lý luận, nhất là tư duy kinh tế, vừa bám sát các quy luật khách quan và kịp thời tổng kết thực tiễn đầy sống động của Việt Nam”. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đây là một điểm đột phá lý luận, một mô hình thực tiễn đang trong quá trình thử nghiệm, là sự phủ định con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội tập trung, quan liêu, bao cấp. Đương nhiên, đó không phải là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, tuy rằng nó có thể học hỏi nhiều điều từ nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hiện đại. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có bản chất kinh tế khác với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Bản chất đó được quy định bởi các quan hệ kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Bàn về bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam chính là bàn về bản chất của những thành phần kinh tế của nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam.
Trên tinh thần đó, sau khi học tập môn Kinh tế chính trị, để có nhận thức và hành động đúng về thời kỳ quá độ ở Việt Nam sau khi ra trường, em chọn đề tài: “Những nhiệm vụ kinh tế cơ bản thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp” để nghiên cứu làm đề án môn Kinh tế chính trị.
Kết cấu của đề tài bao gồm:
Phần I . Lý luận chung về thời kỳ quá độ lên CNXH .
Phần II.Quá trình nhận thức về con đường quá độ lên CNXH .
Phần III.Những giải pháp cho con đường quá độ lên CNXH ở nước ta .
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 537
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 297
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 751
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 614
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 514
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 669
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 537
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 596
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 698
⬇ Lượt tải: 16