Mã tài liệu: 100097
Số trang: 40
Định dạng: docx
Dung lượng file: 109 Kb
Chuyên mục: Kinh tế vĩ mô
Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo sau hơn 15 năm đã đạt được những thành tựu quan trọng. Trong lịch sử phát triển kinh tế Việt Nam , Đại hội lần thứ VI của Đảng năm 1986 được xem như một mốc quan trọng đánh dấu sự khởi đầu của công cuộc đổi mới sâu sắc, toàn diện cả về cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý. Nhờ đổi mới kinh tế Việt Nam đã vượt qua những thập niên khủng hoảng, bước vào một thời kỳ mới – thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Đảng cũng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện về kinh tế - xã hội nhằm đưa đất nước thoát dần ra khỏi khủng hoảng vào những năm cuối của thập kỷ 80. Một trong những nội dung cơ bản trong đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam do Đại hội VI đề ra là xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó mỗi thành phần kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. Quán triệt đường lối đổi mới đó Đảng ta đã tiếp tục hoàn thiện và cụ thể hoá bằng các chính sách thông qua các kỳ Đại hội VII, VIII, IX nhưng xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo cùng với kinh tế tập thể trở thành nền tảng trong nền kinh tế, mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật. Chúng ta đã thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế cá thể tiểu chủ, tư bản tư nhân, tư bản Nhà nước như là một bộ phận không thể thiếu và chiếm một tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu kinh tế thống nhất. Kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể trở thành nền tảng, kinh tế tư bản Nhà nước được thừa nhận như một bộ phận cấu thành nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa và tồn tại khá phổ biến. Những nét mới trong đường lối và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về cơ cấu thành phần kinh tế như trên chính là sự điều chỉnh chiến lược làm cho quan hệ sản xuất ngày càng phù hợp hơn với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, phát huy hiệu quả tiềm lực của nền kinh tế nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Với ý nghĩa vô cùng to lớn đó, việc nhận thức một cách đúng đắn đầy đủ các thành phần kinh tế cũng như vai trò của nó trong nền kinh tế nước ta hiện nay vô cùng bức thiết. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “ Phân tích cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta mà Đại hội Đảng IX đã nêu và vai trò của việc sử dụng nó vào việc phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam “ cho đề án kinh tế chính trị của mình với mong muốn hiểu sâu hơn về vấn đề này.
Kết cấu của đề tài bao gồm:
Phần I- Phần mở đầu
Phần II- Phần nội dung
Phần II- Phần kết luận
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 698
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 598
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 615
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 596
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 514
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 522
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 582
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 300
⬇ Lượt tải: 16