Mã tài liệu: 57943
Số trang: 76
Định dạng: docx
Dung lượng file: 498 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
Kinh doanh cà phê là một hoạt động kinh tế có vị trí quan trọng trên phạm vi toàn thế giới. Theo tổ chức cà phê thế giới (ICO) và Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), giá trị xuất khẩu của CP trên thế giới đã vượt lên so với chè, cao su, ca cao, gạo,... hay bất kỳ một sản phẩm nông nghiệp nào khác. Đối với các nước đang phát triển, cà phê là một mặt hàng có giá trị thương mại rất lớn, tạo ra nhiều việc làm và ngoại tệ mạnh.
Ở Việt Nam, sản xuất và xuất khẩu cà phê là nguồn thu ngoại tệ quan trọng trong các loại nông sản xuất khẩu. Sản xuất và xuất khẩu phát triển đã tạo ra việc làm cho người lao động, góp phần ổn định sản xuất, cải thiện đời sống và tăng tích luỹ cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên trong những năm qua, ngành cà phê ngoài những thành quả đáng ghi nhận góp phần đem lại nguồn ngoại tệ không nhỏ cho đất nước. Việc sản xuất và xuất khẩu vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc, chưa tận dụng có hiệu quả nguồn lực của đất nước để phát triển sản xuất và xuất khẩu, các chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước chưa đồng bộ, chưa hợp lý nên dẫn đến hiệu quả sản xuất và xuất khẩu chưa cao, chưa tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn cho ngân sách, chưa có tác dụng phát triển vững chắc ngành cà phê Việt Nam.
Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, là sản phẩm quan trọng thu nhiều ngoại tệ góp phần cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mặc dù cây cà phê trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, nhưng nó luôn là cây công nghiệp mũi nhọn, chiến lược, gắn liền với cuộc sống và sự đổi đời của hàng vạn người sản xuất, trong đó có nhiều đồng bào dân tộc ít người. Việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê luôn là mối quan tâm, là mục tiêu lâu dài của chúng ta.
Tuy nhiên trong thời gian qua, việc phát triển sản xuất cà phê một cách quá nhanh, đồng thời với sự biến động mạnh của giá cả thị trường cà phê thế giới, làm cho chúng ta đang gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế đó đòi hỏi chúng ta phải có những chính sách, kế hoạch đúng đắn nhằm hạn chế những khó khăn, đưa ngành cà phê Việt Nam thực sự trở thành một ngành hàng kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ đầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Nội dung của báo cáo chia làm ba phần chính như sau:
Phần thứ nhất: Vai trò của xuất khẩu và xuất khẩu cà phê trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam.
Phần thứ hai: Thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian qua.
Phần thứ ba: Phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2002-2010.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 320
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 1118
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 234
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 364
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 338
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 16