Mã tài liệu: 39520
Số trang: 65
Định dạng: docx
Dung lượng file: 394 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa kinh tế đang đặt ra những thách thức không nhỏ cho các cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu, trong đó ngành Hải quan không phải là một ngoại lệ. Hải quan Việt Nam vừa phải thực hiện các cam kết tạo thuận lợi cho thương mại, vừa phải đảm bảo hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình trong bối cảnh kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa gia tăng nhanh chóng. Để đáp ứng yêu cầu này, từ ngày 01/01/2002 đến nay Hải quan Việt Nam đã và đang áp dụng cơ chế quản lý hải quan hiện đại đó là chuyển từ phương pháp chuyền thống “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro để áp dụng cách thức quản lý phù hợp. Đó chính là Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) hay còn gọi là Kiểm tra sau giải phóng hàng. Chủ trương này hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của công tác hải quan hiện đại và thực tế là Hải quan nhiều nước trên thế giới đã áp dụng có hiệu quả kiểm tra sau thông quan.
Xuất xứ hàng hoá là “quốc tịch hàng hoá”. Xuất xứ hàng hoá được xác định dựa trên các quy tắc xuất xứ, nhằm thực hiện các mục đích khác nhau, trong đó có mục đích phân biệt các chế độ ưu đãi thuế quan. Trong bối cảnh thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay, gian lận trong lĩnh vực xuất xứ hàng hoá ngày càng gia tăng, với các thủ đoạn phức tạp và tinh vi hơn. Ở Việt Nam, tình hình lợi dụng chính sách ưu đãi thuế quan dành cho các nước theo các Hiệp định ưu đãi thuế quan song phương và đa phương đã ký kết diễn ra rất phức tạp. Vì vậy, đòi hỏi cần có các giải pháp quản lý đảm bảo chặt chẽ nhưng vẫn tạo thuận lợi cho thương mại.
Hiểu biết được tầm quan trọng đối với việc kiểm tra xuất xứ hàng hoá nhập khẩu trong hoạt động kiểm tra sau thông quan, chuyên đề tốt nghiệp tập trung tìm hiểu phương pháp và các tiêu chí kiểm tra, cũng như thực tế về xuất xứ hàng hoá nhập khẩu dựa trên cơ sở hệ thống hoá các kiến thức lý thuyết và tham khảo các thông lệ quốc tế, và các trường hợp thực tế đã xảy ra tại Cục kiểm tra sau thông quan để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan về xuất xứ hàng hoá nhập khẩu
Do thời gian hạn chế, chuyên đề tốt nghiệp tập trung nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá nhập khẩu được hưởng ưu đãi đặc biệt.
Đối tượng nghiên cứu là Hoạt động kiểm tra sau thông quan về xuất xứ hàng hoá nhập khẩu tại Việt Nam.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 514
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 655
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 575
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 582
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 220
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 314
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 201
⬇ Lượt tải: 2
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 18