Mã tài liệu: 129058
Số trang: 14
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, đặc biệt trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, quan hệ kinh tế quốc tế đã có nhiều thay đổi trên cả phương diện tư duy lý luận lẫn thực tiễn. Hầu hết các nước trên thế giới đều thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy thương mại và đầu tư nước ngoài phát triển. Đồng thời, tăng trưởng kinh tế của phần lớn các quốc gia trên thế giới ngày càng phụ thuộc vào thương mại quốc tế. Đặc biệt, từ đầu những năm 1980 đến nay, nhiều nước đang phát triển đã chuyển chiến lược công nghiệp hóa từ thay thế nhập khẩu sang mở cửa, hướng ngoại và thúc đẩy xuất khẩu. Những thực tế này về cơ bản đều bắt nguồn từ những thay đổi chủ yếu trong nhận thức về vai trò của các quan hệ kinh tế quốc tế nói chung và ngoại thương nói riêng đối với phát triển kinh tế.
Ngay từ thập kỷ 80, Trung Quốc đã nổi lên như một quốc gia thương mại năng động nhất trên thế giới, bất chấp các thách thức trong quá trình mở cửa nền kinh tế ra thế giới bên ngoài. Chính sách tự lực cách sinh theo tư tưởng của chủ nghĩa Mao đã nhường chỗ cho chính sách mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, xây dựng các đặc khu chế xuất ven biển, khuyến khích phát triển ngoại thương và sử dụng các khoản vay của nước ngoài để mở rộng đầu tư và đổi mới kỹ thuật. Kết quả là, cả kim ngạch xuất nhập khẩu, vốn đầu tư nước ngoài và tổng sản phẩm quốc nội đều tăng trưởng với tốc độ cao chưa từng có trong nhiều năm liên tục. Điều này đã và đang mang lại cho Trung Quốc nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài, nhưng cũng đặt những thách thức to lớn đòi hỏi nền kinh tế phải được điều chỉnh về mặt cơ cấu trong hàng loạt lĩnh vực như nông nghiệp, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ viễn thông, công nghiệp sản xuất ô tô...
Những bài học thành công và thất bại của Trung Quốc sẽ góp phần làm rõ hơn lý thuyết về vai trò của ngoại thương với phát triển kinh tế, đồng thời là những kinh nghiệm quý báu cho các quốc gia khác trong tiến trình mở cửa và phát triển kinh tế.
Kết cấu của đề tài:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của ngoại thương đối với phát triển kinh tế Trung Quốc
Chương 2: Ngoại thương qua các giai đoạn cải cách và mở cửa nền kinh tế Trung Quốc
Chương 3: Tác động của ngoại thương đến phát triển kinh tế Trung Quốc
Chương 4: Một số kinh nghiệm về sử dụng ngoại thương để phát triển kinh tế Trung Quốc
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 218
👁 Lượt xem: 530
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 215
👁 Lượt xem: 588
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 682
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 585
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 552
⬇ Lượt tải: 16