Mã tài liệu: 120372
Số trang: 59
Định dạng: docx
Dung lượng file: 275 Kb
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế được xác định là một xu hướng khách quan sản sinh từ sự phát triển của khoa học công nghệ và của lực lượng sản xuất vượt khỏi biên giới quốc gia. Trong đó, mở cửa hội nhập thị trường vốn là một nội dung quan trọng của quá trình hội nhập nền kinh tế của mỗi quốc gia với nền kinh tế thế giới. Thực tế cho thấy không chỉ các nước công nghiệp phát triển mới được hưởng lợi từ việc mở cửa thị trường vốn mà kể cả các quốc gia đang phát triển và chuyển đổi cũng có thể được hưởng lợi từ quá trình này. Cho đến những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX, vốn đầu tư nước ngoài vào các nước đang phát triển gia tăng mạnh mẽ. Trong đó vốn đầu tư qua thị trường vốn tăng mạnh về số lượng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng dòng vốn vào các nước đang phát triển theo mức độ mở cửa thị trường vốn tại các nước này. Luồng di chuyển vốn này có tác động tích cực đến đầu tư và phát triển kinh tế của nhiều nước đang phát triển và chuyển đổi trong gần suốt thập kỷ 90 của thế kỷ XX.
Tuy nhiên, từ năm 1997 khi cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ diễn ra tại châu á và sau đó lan ra các châu lục khác thì vấn đề mở cửa thị trường vốn tại các quốc gia được đưa ra xem xét trên nhiều góc độ khác nhau với thái độ thận trọng hơn. Có những quan điểm tỏ ra bi quan đối với các tác động tiêu cực của việc mở cửa hội nhập thị trường vốn. Một số quốc gia tỏ thái độ rè rặt với việc mở cửa thị trường vốn của nước mình ra nước ngoài. Điều này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình hội nhập của các quốc gia đang phát triển. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách khoa học và có hệ thống trên cơ sở các lý luận kinh tế hiện đại nhằm đánh giá toàn diện những tác động tích cực cũng như tiêu cực của việc mở cửa hội nhập thị trường vốn tại các quốc gia đang phát triển là hết sức cần thiết. Nó không chỉ góp phần hệ thống hoá các lý luận và tổng kết thực tiễn mở cửa thị trường vốn tại các nước đang phát triển và các tác động đến nền kinh tế của các nước này mà còn góp phần làm rõ được phương hướng phát triển, điều kiện và khả năng cũng như mức độ và lộ trình mở cửa an toàn hội nhập thị trường vốn cho các nước kém phát triển đang xây dựng thị trường vốn của mình trong đó có Việt nam.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án dài 159 trang, 32 bảng số liệu, gồm 3 chương.
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về mở cửa hội nhập thị trường vốn tại các nước đang phát triển.
Chương II: Tác động của mở cửa hội nhập thị trường vốn đối với đầu tư và phát triển kinh tế tại các nước đang phát triển.
Chương III: Một số bài học kinh nghiệm và giải pháp mở cửa an toàn hội nhập thị trường vốn cho Việt nam.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 1152
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 628
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 316
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 170
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16