Mã tài liệu: 119833
Số trang: 65
Định dạng: docx
Dung lượng file: 999 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái thế giới bắt nguồn từ sự sụp đổ của thị trường bất động sản, của hệ thống tài chính ngân hàng…dẫn đến khủng hoảng trong lĩnh vực sản xuất ôtô. Nhưng hiện nay nền kinh tế thế giới đã thoát khỏi giai đoạn khó khăn nhất của cuộc khủng hoảng, đang bước đầu hồi phục với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân là 4,2%, kéo ngành công nghiệp xe hơi thế giới sôi động trở lại. Theo nhận định của các nhà phân tích thị trường ôtô của nhiều nước: ngành công nghiệp xe hơi thế giới đang khởi sắc trở lại, sức tiêu thụ ôtô trên toàn cầu tăng mạnh, tình hình sản xuất của các hãng xe hơi đang hoạt động tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Trước tình hình đó các nhà sản xuất linh kiện phụ tùng ôtô đã tăng công suất để đáp ứng nhu cầu lớn của không những cho các nhà sản xuất xe hơi mà còn cho cả những người tiêu dùng.
Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới, kể từ năm 2004 Việt Nam đã đề ra chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, một thị trường nhiều hứa hẹn cho ngành công nghiệp ôtô Việt Nam phát triển. Bên cạnh đó là đời sống và thu nhập của người dân Việt Nam ngày một nâng cao. Xu hướng tiêu dùng đang bắt nhịp theo xu hướng của thế giới, hướng tới những sản phẩm đắt tiền với sự an toàn và sang trọng. Lượng tiêu thụ ôtô trên thị trường nội địa ngày càng gia tăng. Nhưng để sản xuất và lắp ráp ôtô đáp ứng nhu cầu nội địa thì phía sau ngành công nghiệp ôtô Việt Nam là vai trò rất quan trọng của thương mại ngành sản xuất, kinh doanh phụ tùng ôtô. Thương mại ngành này mới chỉ phát triển mạnh kể từ năm 2004 khi có quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam. Chính vì thế các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phụ tùng ôtô còn đang gặp nhiều khó khăn. Thể hiện ở thị trường nguồn cung chưa dồi dào, tuy số lượng các sản xuất, kinh doanh là 505 doanh nghiệp nhưng năm 2004 số doanh nghiệp sản xuất chỉ mới chiếm khoảng 40 doanh nghiệp, năm 2010 tăng lên 70 doanh nghiệp (trong đó doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 40, doanh nghiệp trong nước là 30), ngoài ra tốc độ tiêu thụ mặt hàng phụ tùng ôtô tăng không đều và còn chậm, các doanh nghiệp chưa có sự liên kết với nhau, cũng như chưa biết liên kết với các nhà sản xuất lắp ráp ôtô để chuẩn bị cho chiến lược kinh doanh của mình. Thương mại ngành chậm phát triển không thể không tính đến vai trò của nhà nước trong vấn đề như phát triển hạ tầng, chính sách đầu tư, chính sách ưu tiên. Ngoài ra nhà nước chưa có định hướng rõ ràng về các dòng xe chiến lược để các doanh nghiệp tập trung kinh doanh và sản xuất mặt hàng phụ tùng ôtô chủ chốt, bên cạnh đó chính sách thuế thường xuyên thay đổi gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp.
Kết cấu của đề tài:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miền Bắc.
Chương 2: Cơ sở lý luận cơ bản về phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miền Bắc.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô của Công ty TNHH Nhâm Tuấn trên thị trường miền Bắc.
Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp về việc phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miền Bắc.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 537
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 787
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 2042
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 766
⬇ Lượt tải: 16