Mã tài liệu: 222819
Số trang: 62
Định dạng: doc
Dung lượng file: 389 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
83 trang
LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2001, năm mở đầu thực hiện các Nghị quyết của đại hội Đảng lần thứ IX. Thực hiện kế hoạch 5 năm,năm 2001 – 20005 và chiến lược 10 năm phát triển kinh tế xã hội 2001-2010- chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo hướng xã hội chủ nghĩa xây dựng nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, năm 2001 cũng là năm bắt đầu thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu đã được Chính phủ phê chuẩn năm 2000.
Thành quả đạt được qua những năm đổi mới nhất là 10 năm gần đây đã tạo ra thế lực mới, công việc đổi mới kinh tế xã hội đã có những bước tiến cơ bản; các mặt xã hội trình độ dân trí, chất lượng nguồn lực và tính năng động trong xã hội được nâng lên; tình hình chính trị- xã hội về cơ bản tiếp tục ổn định.
Năm 2000, kinh tế Việt Nam đãphát triển nhanh hơn, tổng sản phẩm quốc nội ước tính tăng 6,7% so với 4,8% năm 1999. Nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu xây dựng của nhiều ngành sản xuất tăng vững. Trong khi giá xăng dầu, nguyên liệu trên thị trường thế giới năm qua tăng mạnh càng tác động làm giá cả nhiều loại vật tư tăng vững nhưng giá nông sản có xu hướng giảm.
Nghiên cứu thị trường xuất khẩu trong những năm qua để thấy được sự đóng góp vào thu nhập quốc dân của ngành xuất khẩu và thấy được mặt mạnh, mặt yếu của nền sản xuất trong nước. Trong xuất khẩu muốn thấy được vị trí vai trò của từng mặt hàng thì chúng ta phải nghiên cứu vấn đề: “thị trường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, thực trạng và giải pháp phát triển”.
Đề tài kết cấu theo:
Chương I. những vấn đề cơ bản thị trường xuất khẩu hàng hoá nói chung và các hàng hoá chủ lực nói riêng.
Chương II. Thực trạng về thị trường xuất khẩu hàng chủ lực.
Chương III. Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu mặt hàng chủ lực ở Việt Nam
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ NÓI CHUNG VÀ CÁC HÀNG HOÁ CHỦ LỰC NÓI RIÊNG.
1. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực và vai trò trong hệ thống các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam .
1.1 xuất khẩu và các mặt hàng chủ lực.
1.1.1 Tổng quan về xuất khẩu.
Kinh doanh thương mại quốc tế là hình thức mua bán hàng hoá dịch vụ giữa các cá nhân tập thể, doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau nhằm thu được lợi nhuận mục đích của kinh doanh thương mại quốc tế là nhằm tối đa hoặc ổn định lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua mở rộng thị trường tiêu thụ, bù đắp các chi phí đâu tư, thực hiện giảm chi phí theo quy mô và tìm kiếm nguồn lực, lợi thế từ nước ngoài. Nhờ phát triển kinh doanh ra thị trường quốc tế các doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa các năng lực sản xuất đã đầu tư, tăng hiệu quả kinh doanh nhờ tăng số lượng sản phẩm bán ra khắp toàn cầu; tập trung chi phí lao động rẻ, chi phí năng lượng nguyên liệu thấp; tránh được hàng rào thuế quan, hàng rào phi thuế quan và các ngăn cản khác; cho phép doanh nghiệp có thêm một số chiến lược cạnh tranh với phạm vi đa quốc gia mà các doanh nghiệp kinh doanh nội địa không thể có được – Hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế của doanh nghiệp chủ yếu thông qua xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá, mà xuất khẩu chủ yếu là hàng hoá chủ lực.
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá bao gồm: nghiên cứu thị trường để nhận biết sản phẩm dịch vụ mà thị trường có nhu cầu; nghiên cứu thị trường nước ngoài và chọn đối tác kinh doanh; tìm hình thức và biện pháp giao dịch, đàm phán để kí kết hợp đồng xuất khẩu; thưc hiện hợp đồng xuất khẩu; đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu và tiếp tục quá trình buôn bán.
Kinh doanh thương mại quốc tế không tránh khỏi rủi ro; rủi ro về chính trị phát sinh từ rối loạn chính trị; rủi ro về kinh tế thường đi liền với những biến động về tiền tệ. Bởi vậy, trong thời đại khu vực hoá và toàn cầu hoá trở thành xu thế phổ biến, tốc độ hội nhập của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào tốc đô và trình độ đổi mới nền kinh tế.
Sự tăng trưởng và đa dạng hoá hoạt động ngoại thương là một trong những thành tựu nổi bật của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Sự sụp đổ của Liên xô và các nước Đông âu cùng với hệ quả của nó là cắt giảm viện trợ và thương mại đã tác động lớn và ảnh hưởng xuất đến nền kinh tế Việt Nam trong những năm 1990-1991. Trong giai đoạn ngắn, nhờ thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa, Việt Nam đã tìm được thị trường xuất khẩu mới trong khu vực, nhờ đó tổng giá trị xuất khẩu tăng lên nhanh chóng trong 5 năm 1991-1995, bình quân tăng lên trên 20% một năm. Năm 1995, kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỷ USD đã hình thành một số mặt hàng xuất khẩu chủ lựcvà tăng trưởng chắc trongkỳ 1991-1995. Xuất khẩu dầu thô năm 1995 đạt 7,6 triệu tấn. Từ một nước phải nhập khẩu gạo năm 1991 đã xuất khẩu hơn 1 triệu tấn gạo, vào năm 1995 đã đem lại cho Việt Nam 550 triệu USD. Xuất khẩu thuỷ sản tăng từ 285 triệu USD vào năm 1991 nên 620 triệu USD vào năm 1995, dệt may năm 1995 đạt 700 triệu USD.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Đại hội Đảng IX.
2. Kinh tế thương mại (hướng dẫn ôn tập và viết luận văn ) – PGS.PTS Đặng Đình Đào – nhà xuất bản ( NXB) Thống kê - 166 trang.
3. Chính sách biện pháp phát triển sản xuất hàng xuất khẩu và quản lý hàng xuất nhập khẩu Việt Nam. NXB Sự thật – 1984.
4. Công nghiệp hoá và chiến lược tăng trưởng dựa trên xuất khẩu. NXB Chính trị quốc gia – 1997.
5. Chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ – PGS. TS Võ Thanh Thu – 2001.
6. Quản trị doanh nghiệp thương mại – PGS.TS Hoàng Minh Đường, PTS Nguyễn Thừa Lộc – NXB giáo dục 257 trang.
7. Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam – NXB Thống kê 1998.
8. Thương mại dịch vụ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, PGS.TS Nguyễn Duy Bột – NXB Thống kê 1996, 310 trang.
9. Tạp chí thương mại 13/01; 10/01; 01/01
10. Tạp chí kinh tế phát triển.
11. Thời báo kinh tế
12. Tạp chí kinh tế phát triển 46/01; 44/01; 42/01
13. Nghiên cứu kinh tế số 278 – tháng 7/201
14. Tạp chí thị trường – GC.
MỤC LỤC
Trang
Chương I: Những vấn đề cơ bản thị trường xuất khẩu hàng hoá nói chung và các hàng hoá chủ lực nói riêng. 1
1. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực và vai trò hệ thống các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam. 1
2. Nội dung của hoạt động xuất khẩu và thị trường nhập khẩu thế giới hàng hoá chủ lực 8
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu ở Việt Nam 11
Chương II: Thực trạng về thị trường xuất khẩu hàng chủ lực 18
1. Đặc điểm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam 18
2. Thực trạng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực 34
3. Đánh giá chung về thị trường xuất khẩu hàng chủ lực 49
Chương III: Các giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu mặt hàng chủ lực ở Việt Nam. 54
1. Mục tiêu quan điểm về xuất khẩu 54
2. Các giải pháp và chính sách xuất khẩu năm 2001 – 2010. 63
Kết luận 73
Tài liệu tham khảo 7
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 615
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 135
👁 Lượt xem: 565
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16