Mã tài liệu: 89810
Số trang: 60
Định dạng: docx
Dung lượng file: 549 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa đang là xu hướng tất yếu ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quốc gia, doanh nghiệp trên thế giới. Quá trình hội nhập và toàn cầu hóa tạo cơ hội cho các quốc gia có thể chia sẻ, tận dụng và phát huy lợi thế so sánh tương đối của mình về vốn, lao động và công nghệ trên phạm vi khu vực hoặc toàn cầu... do vậy, những lợi ích lâu dài mà quá trình hội nhập mang lại cho mỗi quốc gia là rõ ràng, khó có thể phủ nhập. Mặt khác cũng theo xu hướng này, các công ty tham gia vào thị trường thế giới ngày một nhiều hơn, Thomas L.Friedman tác giả 2 cuốn sách nổi tiếng: “Thế giới phẳng” và “Chiếc Lexus và cây Oliu” đã khẳng định rằng thế giới đang trở lên phẳng và chiếc “bánh” toàn cầu hóa ngày càng trở lên to hơn nhưng đồng thời cũng khó chia hơn. Điều đó có nghĩa là cơ hội phát triển đang chia đều cho tất cả những cá nhân, doanh nghiệp có năng lực. Song toàn cầu hóa thúc đẩy quá trình cạnh tranh, quá trình phân chia lại thị trường bằng các biện pháp kinh tế cũng diễn ra ngày một gay gắt hơn, sản phẩm của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và nước ngoài phải chịu sức ép lớn hơn, những rủi ro cũng nhiều hơn do việc thực hiện những cam kết về mở cửa thị trường. Điều đó cho thấy để tồn tại, phát triển trên thị trường, các doanh nghiệp phải nỗ lực rất nhiều trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu lựa chọn lĩnh vực sản xuất, các yếu tố đầu vào cho đến sản xuất, tiêu thụ và hơn hết sản phẩm của doanh nghiệp phải thực sự mang tính cạnh tranh với các đối thủ. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm là yếu tố sống còn quyết định và đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Lợi nhuận vừa là mục tiêu theo đuổi vừa là đích phấn đấu của doanh nghiệp, song để đạt được mục tiêu lợi nhuận đó, các doanh nghiệp phải nỗ lực không ngừng và toàn diện. Trong môi trường kinh doanh luôn biến đổi và vận động như ngày nay, nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm của mình là mục tiêu quan trọng của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên làm thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh các sản phẩm lại là luôn là một bài toán khó đối với lãnh đạo các công ty.
Công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Thuận Phát là một trong những công ty mới xâm nhập vào ngành sản xuất ống nhựa, một ngành vật liệu mới còn gặp nhiều khó khăn nhưng công ty đã nỗ lực và khẳng định được mình trên thị trường. Sản phẩm ống nhựa cao cấp mang thương hiệu VERTU của công ty đã nhanh chóng khẳng định được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, giữa bối cảnh ngành nhựa trong nước đang phát triển không ngừng, tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành vào khoảng 20 - 25%, các đối thủ xâm nhập vào thị trường ngày một nhiều hơn, kể cả các đối thủ nước ngoài thì việc nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm ống nhựa VERTU Thuận Phát mang ý nghĩa rất lớn và trở lên cấp thiết hơn bao giờ hết. Và làm thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm ống nhựa là vấn đề ban lãnh đạo công ty luôn trăn trở & quan tâm.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh của sản phẩm ống nhựa cao cấp VERTU của công ty cổ phấn đầu tư XNK Thuận Phát
Chương 2: Phương hướng & giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm ống nhựa cao cấp VERTU của công ty Thuận Phát
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 490
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 490
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 317
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 478
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 542
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16