Mã tài liệu: 295903
Số trang: 87
Định dạng: rar
Dung lượng file: 416 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
LỜI MỞ ĐẦU
Mỹ- một đất nước với những tiềm năng to lớn về kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ và quân sự, đã và đang là một cường quốc số một thế giới chi phối đời sống kinh tế và chính trị quốc tế.
Đất nước này là một thị trường rộng lớn với dân số xấp xỉ 300 triệu người, thu nhập bình quân đầu người gần 40000 USD. Hàng năm Mỹ nhập khẩu một lượng hàng hoá trị giá tới trên 1000 tỷ USD. Do đó, Mỹ được coi là một thị trường quan trọng và lớn nhất thế giới mà nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam mong muốn hàng hoá của mình thâm nhập được vào. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đang thực hiện chiến lược hướng tới xuất khẩu để phục vụ mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì thị trường Mỹ là một thị trường không thể bỏ qua. Đây là một thị trường tiềm năng lớn cho hàng hoá Việt Nam, nhất là kể từ sau khi Hiệp định thương mại song phương Việt- Mỹ có hiệu lực, hàng hoá Việt Nam sang Mỹ được hưởng quy chế Tối huệ quốc thì cơ hội xâm nhập thị trường này cho các doanh nghiệp Việt Nam càng trở nên rộng mở.
Song, do những hạn chế của chính sách cấm vận của Mỹ với Việt Nam trong nhiều năm kể từ sau cuộc chiến tranh giữa hai nước cộng với những khác biệt về chế độ chính trị, kinh tế, ngoại giao, chính sách thương mại đã khiến cho thị trường Mỹ tuy hấp dẫn nhưng đầy xa lạ với các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, khả năng rủi ro xảy đến với các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất hàng sang Mỹ cũng lớn hơn so với các thị trường khác. Thách thức không nhỏ đang đặt ra đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam là hệ thống pháp luật vô cùng phức tạp của Mỹ. Những quy định ngặt nghèo của Mỹ về hàng nhập khẩu là những trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam và nếu không có sự nỗ lực cao, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không dễ gì vượt qua rào cản này.
Chính vì vậy, hiện nay việc tìm hiểu về thị trường Mỹ nói chung và cơ chế chính sách điều chỉnh hoạt động nhập khẩu hàng hoá của Mỹ nói riêng trở nên hết sức cần thiết và bức xúc.
Sau bốn năm học tập tại trường Đại học Ngoại thương, với những kiến thức về chuyên ngành ngoại thương đã tích luỹ được, em mong muốn được vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề thực tế đặt ra trong hoạt động ngoại thương của đất nước trong bài khoá luận của mình. Với mong muốn đó, và xuất phát từ yêu cầu thực tế tìm hiểu thị trường Mỹ, em đã chọn đề tài “Chính sách quản lý hàng nhập khẩu của Mỹ và một số điều cần lưu ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hoá vào thị trường này” để thực hiện khoá luận của mình. Mục đích đặt ra là nêu lên được những đặc điểm cơ bản nhất về thị trường Mỹ cũng như những đạo luật quan trọng quản lý hàng nhập khẩu của Mỹ, từ đó rút ra những điều đáng lưu ý nhất mà doanh nghiệp cần quan tâm khi xuất khẩu hàng vào Mỹ. Qua đấy, góp phần cho sự thành công của các doanh nghiệp Việt Nam trong buôn bán với Mỹ.
Phương pháp sử dụng để thực hiện khoá luận là phương pháp duy vật biện chứng, kết hợp với phương pháp phân tích, tổng hợp và thống kê.
Vì đây là một vấn đề rộng lớn và phức tạp nên trong phạm vi bài khoá luận của mình, em chỉ xin chọn cách tiếp cận đề tài từ một bình diện khái quát nhất để tiến hành nghiên cứu.
Khoá luận được chia làm ba phần:
- Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về nền kinh tế Mỹ
- Chương 2: Chính sách quản lý hàng nhập khẩu của Mỹ trong giai đoạn hiện nay
- Chương 3: Một số vấn đề cần lưu ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hoá vào thị trường này
Mặc dù đã cố gắng, nhưng do thời gian và trình độ có hạn, khoá luận chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn tận tình của thầy cô và góp ý của bạn bè để có thể hoàn thiện đề tài.
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về nền
KINH TẾ MỸ 1
I. Khái quát về nền kinh tế Mỹ trong những năm gần đây 1
II. Đặc điểm chung của thị trường Mỹ 5
1. Lịch sử, địa lý, kinh tế 5
2. Hệ thống chính trị pháp luật 12
3. Xã hội Mỹ 15
4. Lối sống Mỹ 17
5. Thị hiếu người tiêu dùng Mỹ 20
6. Chính sách kinh tế 20
III. Chính sách kinh tế đối ngoại 22
1. Tự do hoá thương mại đối với nền kinh tế Mỹ 23
2. Chính sách kinh tế đối ngoại của Mỹ với Việt Nam 25
CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ HÀNG NHẬP KHẨU CỦA MỸ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 27
I. Luật pháp, chính sách thương mại của Mỹ liên quan tới việc nhập khẩu hàng hóa 28
1. Các đạo luật về Thuế nhập khẩu và Hải quan 28
1.1. Hệ thống thuế quan 28
1.2. Quy chế Tối huệ quốc-MFN 33
1.4. Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP 33
2. Luật bồi thường Thương mại áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu 35
2.1. Luật thuế bù giá 36
2.2. Luật chống phá giá 38
3. Các luật về hạn chế nhập khẩu 43
3.1. Hiệp định đa sợi/ Hiệp định hàng dệt may 43
3.2. Thuế định ngạch đối với sản phẩm đường 45
3.3. Hạn chế nhập khẩu theo luật môi trường 46
3.4. Luật hạn chế nhập khẩu liên quan đến an ninh quốc gia 46
3.5. Hạn chế nhập khẩu vì lý do “cán cân thanh toán” 46
3.6. Các tiêu chuẩn sản phẩm 46
4. Các biện pháp liên quan đến an ninh kinh tế và chính trị 47
4.1. Các đạo luật về quyền lực kinh tế trong trường hợp khẩn cấp 47
4.2. Đạo luật Buôn bán với các nước thù địch 47
4.3. Luật kiểm soát buôn bán ma tuý 48
4.4. Luật chống khủng bố và trừng phạt 1996 48
4.5. Quan hệ đối tác Hải quan- Thương mại chống khủng bố 48
5. Luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 49
6. Luật về trách nhiệm sản phẩm 52
II. Các thủ tục và quy định của Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu 53
1. Giới thiệu về Hải quan Mỹ 53
2. Các quy định về trình tự thủ tục Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để tiêu thụ tại Mỹ 54
3. Một số quy định của Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu 57
3.1. Phí thủ tục Hải quan 57
3.2. Hoá đơn thương mại 58
3.3. Các quy định về ghi nhãn hàng hóa 59
III. Các tiêu chuẩn hệ thống đối với hàng hóa nhập khẩu 61
1. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 62
2. Hệ thống HACCP 63
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 65
I. Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ thời gian qua 65
1. Quan hệ thương mại Việt-Mỹ và Hiệp định thương mại song phương 65
1.1. Quan hệ thương mại Việt-Mỹ 65
1.2. Hiệp định thương mại Việt-Mỹ 68
2. Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ thời gian qua 74
2.1. Tình hình xuất khẩu 74
2.2. Các thành tựu đạt được 78
2.3. Các mặt còn tồn tại 80
II. Những thuận lợi và khó khăn khi thâm nhập thị trường Mỹ 80
1. Thuận lợi 81
2. Khó khăn 82
III. Những vấn đề cần lưu ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ 84
1. Nghiên cứu toàn diện thị trường 84
2. Tìm hiểu hệ thống pháp luật về thương mại Mỹ 85
3. Tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam 87
4. Tìm hiểu tập quán đàm phán ký kết hợp đồng với doanh nhân Mỹ và những quy định pháp lý về hợp đồng 90
5. Các vấn đề về Hải quan 92
6. Quảng cáo giới thiệu sản phẩm 93
7. Một số lưu ý về trách nhiệm sản phẩm trên thị trường Mỹ 94
8. Một số vấn đề cần lưu ý khác 95
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 530
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 136
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16