Mã tài liệu: 117241
Số trang: 73
Định dạng: docx
Dung lượng file: 620 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
“Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các tiến trình để nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, và nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên trong hội đồng cổ động” (Định nghĩa Marketing theo Hiệp hội Marketing Mỹ - American Marketing Association). Dễ hiểu hơn, Marketing là việc các doanh nghiệp tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng, những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu đó, những dịch vụ mà khách hàng mong muốn và khả năng cũng như sự sẵn sàng chi trả của khách hàng đối với sản phẩm. Mục tiêu mà hoạt động Marketing hướng tới là khối lượng sản phẩm tiêu thụ và chinh phục các phân đoạn thì trường. Để đạt được mục tiêu đó, mỗi doanh nghiệp cần phải có chiến lược Marketing cụ thể.
Hiện nay xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa đang biến thị trường tiêu thụ hàng hóa trở thành thì trường toàn cầu. Sự cạnh tranh giữa các tập đoàn, doanh nghiệp trở nên gay gắt hơn bao giờ hết khi mà toàn cầu hóa dường như đã gỡ bỏ được đường biên giới ngăn cách các quốc gia, mang đến cơ hội và thách thức như nhau cho công dân toàn cầu. Muốn tồn tại và phát triển, một doanh nghiệp luôn luôn phải tìm tòi, sáng tạo, học hỏi, và đưa ra những sản phẩm mới có tính độc đáo với nhiều tiện ích đồng thời giá cả phải cạnh tranh nhằm chiếm lĩnh thị trường.
Có thể nói, năm 2007 là năm bước ngoặt đối với nền kinh tế Việt Nam khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO. Rất nhiều cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp trong nước, đồng thời cũng mang lại những thách thức không nhỏ trong một thị trường cạnh tranh gay gắt khi hàng loạt các nhà sản xuất, nhà đầu tư, nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài ồ ạt tràn vào chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, trong đó không thể không kể đến sự xuất hiện của các tập đoàn sản xuất xe hơi lớn trên thế giới đến từ Nhật Bản, Mỹ, và Châu Âu.
Những chiếc xe hơi đầu tiên đã cập bến Việt Nam ngay từ những năm đầu tiên của thế kỉ XX, khi đó chúng là những vật phẩm vô cùng xa xỉ mà chỉ có những nhà quí tộc, bậc Vua chúa hay tư sản mới có khả năng sở hữu. Từ đó, trải qua bao năm tháng, ngay cả khi chiến tranh xảy ra cũng như thời hòa bình, xe hơi liên tục được nhập về Việt Nam. Được thành lập vào ngày 23/09/2003, Tổng Công ty Công nghiệp Ô tô Việt Nam (VINAMOTOR), mà tiền thân là Tổng Công ty Cơ khí GTVT – TRANSINCO, là doanh nghiệp sản xuất ô tô đầu tiên của Việt Nam có 100% vốn chủ sở hữu trong nước. Đó thực sự là một mốc quan trọng đanh dấu sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô non trẻ tại một nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, hạn chế của VINAMOTOR là chỉ tập trung sản xuất các sản phẩm như xe khách, xe buýt hay xe tải trong khi nhu cầu sở hữu các dòng xe 4-15 chỗ, xe gia đình của người dân ngày càng tăng. Trong khi đó, các thương hiệu lớn trên thế giới như HONDA, TOYOTA, FORD, HUYNDAI, MITSUBISHI vốn đã quá phổ biến trên đường phố Việt Nam qua các dòng xe được người tiêu dùng nhập nguyên chiếc đã nhanh nhạy tìm một đối tác thích hợp trong nước thành lập các Liên doanh Sản xuất và lắp ráp xe hơi, có trụ sở và đặt nhà máy lắp ráp ngay tại Việt Nam.
Việt Nam vốn là một quốc gia đang phát triển, thu nhập của người dân tuy chưa phải ở mức cao nhưng đang ngày càng được cải thiện, thêm vào đó là nhu cầu được sở hữu một chiếc xe hơi ngày càng tăng, vì vậy việc cung cấp những chiếc xe hơi phù hợp với thu nhập và chất lượng tốt là mục tiêu cần thiết cho các tập đoàn sản xuất xe hơi trong nước. Song việc đó quả thật không hề đơn giản. Vậy các tập đoàn sản xuất xe hơi đã và đang áp dụng những chiến lược Marketing gì tại thị trường Việt Nam và cách thức họ thực hiện ra sao? Bài học nào cho các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp liên doanh khi muốn gia nhập thị trường cạnh tranh khốc liệt này? Đây là những câu hỏi có tầm quan trọng không chỉ với doanh nghiệp Việt Nam mà cả với các doanh nghiệp nước ngoài.
Với những lý do trên, cùng với sự giúp đỡ của giảng viên ThS Lê Thị Thu Hường, em quyết định chọn “Chiến lược Marketing của các tập đoàn sản xuất xe hơi tại Việt Nam giai đoạn 2009-2010” làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Một số lý thuyết cơ bản về chiến lược Marketing và các chiến lược Marketing cơ bản đã được áp dụng bởi các hãng sản xuất xe hơi.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng chiến lược Marketing của các tập đoàn sản xuất xe hơi tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2009-2010
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing cho các tập đoàn sản xuất xe hơi tại Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 543
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 170
👁 Lượt xem: 899
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 1282
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 495
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 599
⬇ Lượt tải: 16