Mã tài liệu: 296005
Số trang: 77
Định dạng: rar
Dung lượng file: 326 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
ChươngI. Chiến lược phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực 3
I.1 Chiến lược kinh doanh 3
I.1.1 Khái niệm 3
I.1.2 Vai trò của chiến lược kinh doanh 4
I.1.3 Các đặc điểm cơ bản của chiến lược kinh doanh 5
I.1.4 Nội dung của chiến lược kinh doanh 6
I.1.5 Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh 8
I.2 Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam 10
I.2.1 Chính sách phát triển xuất khẩu của Việt Nam 10
I.2.2 Chiến lược phát triển xuất khẩu 12
I.2.3 Sự cần thiết xây dựng chiến lược phát triển các
mặt hàng xuất khẩu chủ lực 12
I.2.4 Vai trò then chốt của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực 13
I.2.5 Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay 16
I.3 Ảnh hưởng của Toàn cầu hoá đối với các mặt hàng chủ lực 19
I.3.1 Tình hình thị trường của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực 19
I.3.2 Xu thế khách quan 23
I.3.3 Thời cơ và thách thức 25
Chương II: Thực trạng xuất khẩu và xây dựng chiến lược phát triển
các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam 29
II.1 Hiện trạng xuất khẩu của Việt Nam những năm gần đây 29
II.2 Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực 32
II.2.1 Tình hình xuất khẩu 32
II.2.2 Thị trường xuất khẩu chính của các mặt hàng chủ lực 40
II.3 Bước đầu đánh giá chung việc xây dựng chiến lược phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực giai đoạn 2005 – 2010 46
II.3.1 Phát triển sản xuất nguyên liệu trong nước phục vụ xuất khẩu 46
II.3.2 Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ 48
II.3.3 Đầu tư nâng cao năng lực sản xuất của ngành 51
II.3.4 Những thành tựu ban đầu 52
Chương III: Kiến nghị về việc xây dựng chiến lược phát triển
các mặt hàng xuất khẩu chủ lực giai đoạn 2005 - 2010 62
III.1 Mục tiêu xuất khẩu các mặt hàng chủ lực đến 2010 62
III.1.1 Giá trị kim ngạch xuất khẩu 63
III.1.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 63
III.1.3 Định hướng về thị trường xuất khẩu 68
III.2 Hệ thống các giải pháp chính 70
III.2.1 Giải pháp về tài chính và vốn 72
III.2.2 Giải pháp về đầu tư 73
III.2.3 Giải pháp về thị trường 75
III.2.4 Giải pháp về điều hành và phát triển nguồn nhân lực 76
III.3 Một số kiến nghị về cơ chế chính sách 77
III.3.1 Có chính sách thuế và cơ chế tài chính tạo vốn và
khuyến khích các ngành hàng đầu tư phát triển 77
III.3.2 Có biện pháp hỗ trợ hội nhập và xúc tiến xuất khẩu 78
III.3.3 Về ưu đãi đầu tư 79
III.3.4 Về thương mại và hải quan 80
III.3.5 Về chương trình phát triển từng mặt hàng xuất khẩu chủ lực 81
Kết luận 84
Tài liệu tham khảo 86
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, với xu thế đa phương hóa, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam, xuất khẩu chính là công cụ quan trọng để nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới, đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Cùng với xu thế toàn cầu hoá, hoạt động ngoại thương nói chung và hoạt động xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực nói riêng hàng năm đã đóng góp rất nhiều vào Ngân sách Nhà nước, phát triển kinh tế xã hội, tăng thu ngoại tệ và chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu, phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động Ngoại thương của Việt Nam trong thời gian qua, nhất là trong vài năm trở lại đây, cho thấy hoạt động xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực còn có nhiều điểm bất cập, chưa có một hệ thống tổ chức, phối hợp chặt chẽ, linh hoạt từ sản xuất đến xuất khẩu cùng với một hệ thống cơ chế, chính sách thông suốt, hợp lý. Kết quả là tuy khối lượng và kim ngạch xuất khẩu có tăng nhưng nhìn chung những tiềm năng vẫn chưa thực sự được khai thác một cách tối ưu, hiệu quả xuất khẩu mang lại còn thấp.
Trong tình hình đó, việc nghiên cứu và tìm ra chiến lược phát triển thiết thực hơn nhằm đẩy mạnh một cách có hiệu quả hơn nữa sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam đang là một nhiệm vụ cấp thiết của nhiều Bộ, Ban, Ngành,... từ Trung Ương đến địa phương, và cũng đang thu hút được nhiều quan tâm của các doanh nghiệp, các nhà phân tích kinh tế, các nhà khoa học, các giảng viên, sinh viên đang giảng dạy, học tập và nghiên cứu ở các trường đại học... Trên cơ sở tập trung phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và xuất khẩu của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: gạo, cà phê, dầu thô, dệt may…khoá luận với đề tài “Chiến lược phát triển các nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực giai đoạn 2005 – 2010” sẽ đưa ra chiến lược phát triển cho giai đoạn 2005 - 2010, đồng thời tìm ra một số kiến nghị nhằm củng cố và phát triển các mặt hàng chủ lực đến năm 2020. Mục tiêu là để đạt được hiệu quả, ổn định và tăng trưởng vào những năm đầu thế kỷ 21.
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của khoá luận là khái quát hoá về mặt lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực để từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam trong những năm tới. Về lý luận, khoá luận có ý nghĩa tổng hợp, thống nhất, đúc kết và phát triển những vấn đề bức xúc đã, đang và sẽ tiếp tục được bàn luận, nghiên cứu.
Trong khuôn khổ một bài khóa luận, do những hạn chế nhất định về thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu, đề tài chỉ đề cập đến những vấn đề lý luận có liên quan đến vị trí của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, và có được một chiến lược phát triển chung cho toàn bộ các mặt hàng chủ lực, một số giải pháp và kiến nghị nhằm hỗ trợ, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, xây dựng định hướng phát triển trong giai đoạn 2005 – 2010.
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp các phương pháp phân tích - tổng hợp, kết hợp lý luận với thực tiễn, đi từ cái chung đến cái riêng, từ phân tích đến đánh giá để đưa ra các định hướng phát triển cùng với các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện.
Nội dung chính của khoá luận được chia làm 3 chương:
Chương I: Chiến lược phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực
Chương II:Thực trạng xuất khẩu và xây dựng chiến lược phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
Chương III: Kiến nghị về việc xây dựng chiến lược phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực giai đoạn 2005 - 2010
Ngoài những lý do chọn đề tài trên, em còn mong muốn qua khoá luận này có thể nghiên cứu và đóng góp ý kiến của bản thân về một số vấn đề quan trọng đang được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, do trình độ có hạn của một sinh viên, khoá luận này không tránh khỏi còn nhiều khiếm khuyết. Em rất mong các thầy cô và mọi người đóng góp ý kiến giúp em có thể hoàn thiện nghiên cứu của mình. Em xin chân thành cảm ơn TS. Bùi Ngọc Sơn và những người đã giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 597
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 17