Mã tài liệu: 214130
Số trang: 12
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 257 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế của
nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng: Đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân đã được nâng lên rõ rệt, kinh tế ở khu vực nông thôn đã
chuyển hướng sang phát triển sản xuất hàng hoá.
Sơn La là một tỉnh miền núi nằm ở vùng Tây Bắc của tổ quốc, kinh tế
của tỉnh trong những năm sau đổi mới tuy có tốc độ tăng trưởng khá cao so
với cả nước, nhưng chưa vững chắc, chất lượng chưa cao, hiệu quả và sức
cạnh tranh thấp. Đến nay, kinh tế của Sơn La về cơ bản vẫn trong tình trạng
sản xuất nhỏ, cơ cấu sản xuất và cơ cấu kinh tế còn đơn điệu, lạc hậu, năng
suất lao động thấp. Đặc biệt là vùng sâu, vùng xa nền kinh tế còn mang nặng
tính tự nhiên, tự cấp, tự túc hay nói cách khác thị trường “trống” còn rất lớn.
Khoảng cách chênh lệch về mức sống, trình độ dân trí, trình độ văn hoá giữa
các vùng đô thị, vùng gần trục giao thông với vùng cao, vùng sâu, vùng xa
không những không thu hẹp mà ngày càng tăng lên.
Vì vậy, nghiên cứu về vấn đề phát triển KTHH ở Sơn La - cơ sở để
mở rộng kinh nghiệm sang các tỉnh miền núi khác, đang là yêu cầu bức xúc cả
về lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tác giả lựa chọn đề
tài: “Phát triển kinh tế hàng hoá ở Sơn La trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ”, làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh Sơn La
là một vấn đề lớn, mang tính chiến lược nên được Đảng và Nhà nước ta hết sức
quan tâm. Sự quan tâm đó còn được thể hiện qua các chính sách kinh tế, các
công trình đã nghiên cứu thuộc đề tài cấp bộ, các luận án tiến sỹ. Các công
trình nghiên cứu đã đóng góp rất lớn cả về lý luận, cũng như luận giải tình
hình thực tế, trên cơ sở đó đã đưa ra các định hướng và giải pháp cho phát triển
kinh tế ở các tỉnh miền núi.
Về lý luận và nhận thức, một số tác giả đã tập trung nghiên cứu quá trình
chuyển từ KTTN sang KTHH và chuyển từ KTHH sang KTTT. Những lý luận
đó là cơ sở tham khảo và kế thừa quan trọng cho luận án. Đặc biệt những tư liệu
và kết quả nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển kinh tế của một số nước trên thế
giới được tác giả kế thừa, chọn lọc và phát triển để nhằm đáp ứng mục tiêu
nghiên cứu của luận án, đảm bảo gắn lý luận với thực tiễn.
2
Về phân tích và luận giải tình hình thực tế, tuỳ theo các công trình, với
cách tiếp cận khác nhau, không gian nghiên cứu và hoàn cảnh lịch sử cụ thể,
các công trình đã đánh giá một cách tổng quát về thực trạng kinh tế xã hội của
miền núi, đặc biệt là các tỉnh đặc biệt khó khăn. Nhiều công trình nghiên cứu
về khu vực miền núi cũng đã đề xuất những chính sách và giải pháp xác đáng
cho sự phát triển kinh tế của khu vực miền núi. Chẳng hạn như các chính sách
ưu đãi về vốn, chính sách phát triển khoa học công nghệ, chính sách phát triển
nguồn nhân lực .v.v, đối với khu vực miền núi. Đó là những ý kiến mà tác giả
có kế thừa, để có thể đề xuất những quan điểm và phương hướng cho phát triển
kinh tế hàng hoá ở tỉnh Sơn La trong giai đoạn tới.
Tuy nhiên phần nhiều những công trình nói trên chỉ dừng lại ở những
định hướng lớn hoặc chỉ nghiên cứu ở những khía cạnh riêng biệt, hay chỉ
nhận định đánh giá chung, chưa có công trình nào và đề tài nào nghiên cứu
cụ thể, trực tiếp về: “Phát triển kinh tế hàng hoá ở Sơn La trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá” một cách đầy đủ toàn diện và có
hệ thống dưới góc độ của chuyên ngành kinh tế chính trị học.
3. Mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu luận án
* Mục đích nghiên cứu của luận án: Hệ thống hoá và làm rõ những
vấn đề lý luận cơ bản và sự cần thiết phải phát triển kinh tế hàng hoá ở Sơn La.
Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển kinh tế và kinh tế hàng hoá trong thời
gian qua để đề xuất phương hướng và đưa ra những giải pháp cơ bản để góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hoá ở tỉnh Sơn La trong thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HĐH.
* ý nghĩa nghiên cứu của luận án: 1) Từ những mục tiêu nói trên,
luận án cung cấp một số luận cứ khoa học cho các cơ quan điều hành vĩ mô
xây dựng chính sách, luật pháp và xác định các công cụ, giải pháp để thúc đẩy
phát triển KTHH ở tỉnh Sơn La nói riêng và khu vực miền núi nói chung. 2)
Luận án là một tài liệu tham khảo cho các cơ quan hoạch định chính sách của
tỉnh Sơn La nói riêng và các nhà nghiên cứu ở tầm vĩ mô.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Luận án nghiên cứu cả ở khía cạnh lý luận, thực tiễn, phương hướng
và giải pháp đối với phát triển KTHH của tỉnh Sơn La. Về không gian: Đề tài
tập trung nghiên cứu tình hình phát triển KTHH ở tỉnh Sơn La. Về thời gian:
Phân tích chủ yếu từ sau khi thực hiện đường lối đổi mới của nước ta đến nay và
triển vọng phát triển KTHH đến năm 2010. Nội dung: Vấn đề phát triển
KTHH là vấn đề rộng lớn, mỗi khía cạnh của vấn đề cũng có thể trở thành
một đề tài nghiên cứu. Nhưng tác giả chủ yếu nghiên cứu thực trạng và đưa
ra các giải pháp phát triển KTHH ở tỉnh Sơn La.
3
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê
nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng ta về vấn đề
phát triển kinh tế nói chung, phát triển sản xuất hàng hoá và kinh tế thị
trường nói riêng.
Luận án sử dụng các phương pháp truyền thống, cơ bản như: duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích thống kê, phân tích so
sánh, mô hình hoá, phương pháp nghiên cứu thực chứng, tổng hợp hoá và
khái quát hoá, phương pháp đánh giá và phân tích theo mô hình SWOT là
phương pháp đánh giá những mặt thuận lợi và khó khăn để tìm ra triển vọng
trong phát triển .v.v.
6. Đóng góp của luận án
- Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về quá trình
chuyển từ KTTN sang KTHH, bản chất của nền KTHH, luận án phân tích và
làm rõ thêm cơ sở lý luận, cơ sở khoa học của phát triển KTHH ở Sơn La
trong điều kiện đặc thù của một tỉnh miền núi. Đồng thời tác giả đưa ra các
tiêu chí phản ánh trình độ phát triển kinh tế hàng hoá của địa phương, vùng
lãnh thổ.
- Khảo sát, phân tích và đánh giá đúng thực trạng của phát triển
KTHH ở tỉnh Sơn La. Thông qua phương pháp phân tích theo mô hình
SWOT, đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức của phát
triển kinh tế hàng hoá ở Sơn La.
- Nguyên nhân của việc chậm phát triển kinh tế hàng hoá ở Sơn La.
- Đề xuất phương hướng và đưa ra tám giải pháp chủ yếu nhằm phát
triển KTHH ở Sơn La trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 248
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 129
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 495
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 122
👁 Lượt xem: 676
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 270
⬇ Lượt tải: 16