Mã tài liệu: 26914
Số trang: 122
Định dạng: docx
Dung lượng file: 1,127 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
Thái Nguyên là một tỉnh nằm ở cửa ngõ của vùng núi phía Bắc và là địa phương có bề dày về phát triển kinh tế. Hiện nay, Tỉnh được coi là trung tâm giáo dục và đào tạo đứng thứ 3 trên phạm vi cả nước, đồng thời Thái Nguyên còn có rất nhiều tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản và có điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế.
Cùng với cả nước, trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu đáng kể về phát triển kinh tế-xã hội, thu được nhiều kết quả trong vận động thu hút đầu tư, nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước vào tỉnh đã được phê duyệt và thực hiện, thể hiện: Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao bình quân trên 9%/năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2005 đạt 330 USD người/năm, gấp 2,08 lần so với năm 2000, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ; các nguồn lực tập trung cho đầu tư phát triển được huy động khá tốt, đã tạo ra được bước phát triển nhanh về các cơ sở sản xuất, kết cấu hạ tầng, làm thay đổi bộ mặt đô thị, nông thôn.
Cũng như các địa phương khác, tỉnh Thái Nguyên cũng chạy đua tiến hành hàng loạt các biện pháp cải cách kinh tế nhằm khai thác có hiệu quả các lợi thế, tiềm năng. Song thực tế đã cho thấy năng lực cạnh tranh của Tỉnh còn ở mức tương đối thấp (theo như Bảng xếp hạng về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, năm 2008 Thái Nguyên được xếp ở nhóm có năng lực cạnh tranh là tương đối thấp và bị tụt hạng so với năm 2006 và 2007) cho nên những kết quả đạt được về phát triển kinh tế, xã hội tuy có sự tăng lên và đạt kết quả khá nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng nếu như đem so sánh với các địa phương khác trong cả nước. Nguyên nhân trực tiếp của hạn chế này là do sự thiếu hấp dẫn về môi trường đầu tư của địa phương.
Mặc dù lãnh đạo địa phương đã nhận thức được tầm quan trọng của vốn đầu tư đối với phát triển kinh tế-xã hội của địa phương nhưng các biện pháp thực hiện thu hút và đẩy mạnh hoạt động đầu tư trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại, ách tắc, phiền hà, đặc biệt là các vấn đề như thuê đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư, thuế, việc xử lý các kiến nghị và thắc mắc của doanh nghiệp… gây ra trở ngại đối với sự phát triển kinh tế, xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường đầu tư, Lãnh đạo Tỉnh đã triển khai “Đề án cải thiện môi trường đầu tư giai đoạn 2001-2005” nhưng khi triển khai còn nhiều vướng mắc. Do đó, cần phải đánh giá toàn diện kết quả thu hút đầu tư trong thời gian qua để chỉ ra những tồn tại, nguyên nhân và có những giải pháp để tạo ra sự chuyển biến môi trường đầu tư thuận lợi nhất nhằm thu hút các nhà đầu tư đến với Thái Nguyên. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Cải thiện môi trường đầu tư ở tỉnh Thái Nguyên trong quá trình Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá” sẽ góp phần không nhỏ để giải quyết các vấn đề nêu trên.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 337
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 277
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 495
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 201
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 273
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 276
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 122
👁 Lượt xem: 675
⬇ Lượt tải: 18