Mã tài liệu: 91170
Số trang: 77
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
Cùng với sự hội nhập nền kinh tế thế giới, nhu cầu kiểm toán của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng và phong phú. Từ khi xuất hiện, ngành Kiểm toán Việt Nam đã không ngừng phát triển cả về lý luận lẫn thực tiễn. Tính đến thời điểm hiện tại, kiểm toán không còn là một lĩnh vực mới nhưng vẫn tồn tại những điểm chưa phù hợp trong quá trình hoạt động. Một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay chính là sự thiếu thốn nguồn nhân lực cũng như chất lượng của các cuộc kiểm toán.
Rất nhiều công ty kiểm toán chưa đánh giá đúng vai trò của trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán; thiết kế xây dựng các thủ tục kiểm toán. Công việc này không chỉ giúp các kiểm toán viên (KTV) xác định được nội dung, thời gian, phạm vi của các thủ tục kiểm toán mà còn xác định được mức độ trung thực và hợp lý của các thông tin được trình bày trên BCTC. Từ đó KTV đánh giá được những sai sót đến BCTC.
Trên cơ sở đó, Chuyên ngành Kiểm toán - Khoa Kế toán - Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã thực hiện chương trình thực tập tốt nghiệp cho sinh viên chuyên ngành nhằm giúp sinh viên có điều kiện tiếp cận thực tế, vận dụng những kiến thức đã học, đi sâu nắm bắt cách thức tổ chức công tác kiểm toán trong từng loại hình kiểm toán cụ thể. Từ đó phân tích, xem xét, đánh giá, tổ chức hoạt động kiểm toán, rút ra bài học kinh nghiệm cho từng cuộc kiểm toán, từng phần hành kiểm toán và đưa ra được các kiến nghị về phương hướng, biện pháp giải quyết những hạn chế của đơn vị.
Trong quá trình học tập các bộ môn Chuyên ngành Kiểm toán, Em nhận thấy việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán là công việc có ý nghĩa quan trọng, thể hiện được năng lực của các KTV. Tuy nhiên, trên thực tế các công ty kiểm toán độc lập lại không thực hiện hoặc chưa có điều kiện thực hiện một cách đúng đắn.
Kết cấu của Chuyên đề thực tập gồm 3 chương:
Chương 1: Những đặc điểm chung của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú với đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán;
Chương 2: Thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán do Công ty TNHH kiểm toán An Phú thực hiện;
Chương 3: Một vài kiến nghị hoàn thiện đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 778
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 3812
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 594
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 125
👁 Lượt xem: 338
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 129
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 16