Mã tài liệu: 136489
Số trang: 38
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Bảo hiểm
rình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu như: Chỉ số tăng trưởng GDP, chỉ số lạm phát.... và chỉ số thất nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, trong quá trình phát triển của xã hội loài người, lao động luôn được coi là nhu cầu cơ bản nhất, chính đáng nhất và lớn nhất của con người. Vì vậy "thất nghiệp" được biểu lộ một cách rõ nhất và được thừa nhận là một hiện tượng kinh tế xã hội tất yếu.
Đất nước ta kể từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã đạt được những thành tựu đáng kể: Mức tăng trưởng kinh tế cao trong thời gian dài, lạm phát được kìm chế và bị đẩy lùi, kim nghạch XNK được cải thiện, giải quyết đáng kể công ăn việc làm cho người lao động. Nhưng vấn đề thất nghiệp vẫn là một vấn đề bức xúc. Từ năm 1989 đến nay số người thất nghiệp tăng lên cả về số lượng và tỷ lệ. Theo số liệu thống kê của nghành Lao Động Thương Binh - Xã Hội, nếu năm 1989 tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta là 5,73% thì đến năm 1999 là 7,4%. Đặc biệt từ cuối năm 1997 do cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam do đầu tư bị giảm sút, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn đã làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Trước sức ép về việc làm và yêu cầu ổn định xã hội, đảm bảo cho đất nước phát triển bền vững thì vấn đề giải quyết lao động chưa có việc làm và trợ cấp thất nghiệp luôn là mối quan tâm của Đảng, Chính Phủ, các tổ chức đoàn thể và người lao động. Trong mấy năm vừa qua ngành Lao Động Thương Binh - Xã Hội đã có nhiều đề án và đề tài nghiên cứu khoa học đề cập đến vấn đề này để chuẩn bị triển khai trong nhữnh năm sắp tới, thông qua việc xây dựng những chính sách hay pháp lệnh về "Bảo Hiểm Thất Nghiệp", tạo hành lang pháp lý trong quá trình tổ chức thực hiện. Đây là công khá mới mẻ và sẽ có nhiều vấn đề cần phải đặt ra như: Nhận dạng thất nghiệp, xác định rõ điều kiện hưởng, mức đóng góp để hình thành quỹ, mức trợ cấp, thời gian hưởng trợ cấp và ngay cả vấn đề tổ chức BHTN sao cho phù hợp với điều kiện xã hội nước ta. Hy vọng rằng BHTN sẽ sớm đựơc triển khai ở Việt Nam góp phần giải quyết căn bệnh cố hữu do cơ chế thị trường gây ra đó là "Thất nghiệp".
Bài viết này bao gồm những nội dung chính sau:
Chương I: Một số vấn đề chung về thất nghiệp và việc làm.
Chương II: Thực trạng lao động, việc làm và thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
Chương III: Định hướng phát triển BHTN ở Việt Nam trong tương lai.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 114
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 544
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 636
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 1303
⬇ Lượt tải: 16