Mã tài liệu: 221910
Số trang: 72
Định dạng: doc
Dung lượng file: 304 Kb
Chuyên mục: Bảo hiểm
93 trang
LỜI MỞ ĐẦU
Con người là vốn quý của xã hội, con người kiến tạo ra xã hội và là trọng tâm của mọi sự phát triển xã hội. Cũng chính vì vậy mà, vấn đề quốc gia nào cũng quan tâm là đảm bảo cho con người trước những rủi ro: ốm đau, bệnh tật, tuổi già, mất việc làm đe doạ tính mạng, tình trạng sức khoẻ và cuộc sống của con người.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, đời sống của con người ngày càng được nâng cao, chất lượng hơn, các nhu cầu đảm bảo cũng ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp hơn, cả về quy mô, mức độ và thời hạn. Theo đó các hoạt động để đáp ứng những nhu cầu ấy cũng phát triển một cách tương ứng. Bảo hiểm ra đời như là một biện pháp hữu hiệu nhất, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ có một vai trò rất lớn , nó không những tạo ra sự yên tâm, ổn định tài chính cho mỗi người, mỗi gia đình, tổ chức khi gặp rủi ro mà còn cung cấp nguồn quỹ đầu tư dài hạn cho nền kinh tế tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội.
BHNT là một ngành ra đời sớm và phát triển từ lâu trên thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam, trải qua một thời gian triển khai nghiệp vụ này thì đây vẫn còn là một lĩnh vực mới mẻ. Mặc dù vậy, thực tế về hoạt động của BHNT trong thời gian qua thì có thể khẳng định tiềm năng BHNT là rất lớn và trong xu thế hội nhập, mở cửa hiện nay, sẽ có thêm nhiều công ty bảo hiểm nước ngoài thành lập dẫn đến sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt. Điều đó dẫn đến các công ty bảo hiểm nhân thọ phải có một chiến lược kinh doanh hiệu quả của riêng mình, để tồn tại và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm có rất nhiều chiến lược mang lại cho công ty một hiệu quả kinh doanh cao, một trong những chiến lược quan trọng đóng vai trò trọng yếu, quyết định đến hiệu quả kinh doanh của công ty đó là khâu khai thác trong bảo hiểm nhân thọ. Vì vậy, để đạt được những thành công trong lĩnh vực kinh doanh BHNT các công ty phải không ngừng cải tiến và hoàn thiện công tác khai thác cho phù hợp với yêu cầu thực tế của thị trường. Công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Bảo Minh- CMG cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
Sau một thời gian thực tập ở công ty, với sự giúp đỡ của các cô chú ở phòng Hà Nội 4, em đã học hỏi được một số kinh nghiệm và thực trạng hoạt động của công ty, em đã mạnh dạn chọn đề tài: " biện pháp nhằm thúc đẩy khai thác bảo hiểm nhân thọ tại Công ty BHNT Bảo Minh- CMG" làm đề tài thực tập tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô Phạm Thị Chính đã hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Do thời gian và sự hiểu biết của bản thân còn hạn chế nên bài viết của em còn nhiều hạn chế. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ CÔNG TÁC
KHAI THÁC BẢO HIỂM NHÂN THỌ.
I. KHÁI QUÁT VỀ BHNT.
1. Sự ra đời và phát triển của Bảo Hiểm nhân thọ và công tác khai thác bảo hiểm nhân thọ.
Giống như các loại hình bảo hiểm khác, Bảo hiểm nhân thọ cũng xuất phát từ những nhu cầu của cuộc sống. Những nhu cầu hàng ngày bức xúc nhất của con người là những nhu cầu về ăn, mặc ở. khi những nhu cầu này được giải toả thì những nhu cầu khác cao hơn, xa hơn, trong đó có nhu cầu chăm lo cho tương lai cũng đòi hỏi phải được đáp ứng. BHNT ra đời là để đáp ứng những nhu cầu ấy.
Để đi tới hoàn thiện và phát triển như ngày nay, BHNT đã trải qua một lịch sử lâu dài và phức tạp.
Nước Anh được xem là cái nôi của ngành BHNT. Năm 1583 hợp đồng BHNT đầu tiên trên thế giới ra đời, do công nhân Luân Đôn là ông William Gybbon (một thuyền trưởng) đã nảy ra ý kiến yêu cầu công ty bảo hiểm phi nhân thọ đang bảo hiểm con tàu và hàng hoá của ông hãy bán bảo hiểm sinh mạng cho mình. Lúc bấy giờ loại hình bảo hiểm này còn xa lạ và chưa một ai biết đến, công ty bảo hiểm cũng rất ngạc nhiên về lời đề nghị này, song để làm hài lòng khách hàng họ đã đồng ý, phí bảo hiểm ông phải đóng lúc đó là 32 bảng Anh, khi ông chết trong năm đó, người thừa kế của ông được hưởng 400 bảng Anh.
Năm 1669, Công ty bảo hiểm tương hỗ đầu tiên là Hội BHNT và hưu trí, hội này do các nhà buôn bán vải thành lập. Nhưng chỉ ít năm sau đó đã bị thất bại, chìm đắm trong nợ nần.
Sản phẩm BHNT trong giai đoạn mới thành lập được bán một cách rộng rãi và không tính toán. Người mua bảo hiểm cho nhau và tìm cách hại nhau để kiếm tiến bồi thường. Vì lý do đó, năm 1740, Chính phủ Anh đã tập hợp các Công ty bảo hiểm trên toàn quốc, ra chỉ thị bán bảo hiểm nhất thiết phải căn cứ vào " quyền lợi bảo hiểm", tức là người chủ hợp đồng và người được bảo hiểm phải có mối quan hệ ruột thịt, hôn nhân hay bảo hộ hợp pháp.
Trong số các công ty bảo hiểm Anh thời đó, có một công ty tên là Công ty BHNT Luân Đôn. Với cách kinh doanh cẩn trọng hơn, công ty đã hạn chế được số khách hàng và số tiền mua bảo hiểm. Năm 1725 họ biết hướng dẫn đại lý của họ tiếp xúc trực tiếp với người được bảo hiểm, nhận dạng khách hàng và hỏi một câu hỏi duy nhất về tình trạng sức khoẻ là: " Ông bà có bị bệnh đậu mùa lần nào chưa?". Điều này cũng không có gì đáng ngạc nhiên vì đó là thời kỳ xuất hiện một trận dịch đậu mùa làm cho cả trăm ngàn người ở Châu Âu thiệt mạng, còn các công ty bảo hiểm thì sạt nghiệp vì chi trả.
Tại Mỹ, năm 1759 Hội BHNT tương hỗ do hội nghị tôn giáo của các nhà thờ đề nghị được thành lập, tuy nhiên họ chỉ hạn chế bán các hợp đồng BHNT cho các con chiên trong nhà thờ của tín đồ Presbyterian nên không đáp ứng được nhu cầu tham gia của toàn xã hội.
Phải đến khi các Công ty bảo hiểm tương hỗ của Anh nghiên cứu được tỷ lệ chết thực tế cho từng lứa tuổi khác nhau để biết rủi ro thực tế của từng độ tuổi và khoa học thẩm định, khoa học tính phí ra đời thì bảo hiểm nhân thọ mới thực sự hoạt động trên nguyên tắc khoa học và phát triển rộng rãi.
Năm 1774, Vua Anh là Georges III đã chính thức cho phép hoạt động BHNT. Đến năm 1782, ở Anh đã có 3000 bản hợp đồng BHNT chính thức được phát hành.
Tại Pháp, Công ty BHNT Hoàng gia được thành lập năm 1787.
Đầu thế kỷ 19, vào khoảng năm 1809 tại Bắc Mỹ, Công ty BHNT Pennsylvania thuộc tiểu bang Philadelphia, bắt đầu dùng hồ sơ yêu cầu BHNT cho khách hàng điền khi muốn mua BHNT, thay vì dùng sổ cái để theo dõi khách hàng như thủa ban đầu. Ngoài ra, công ty này yêu cầu khám sức khoẻ khi muốn mua bảo hiểm. Đây là chuyển biến lớn trong BHNT nói chung.
Năm 1823, Công ty BHNT bệnh viện Massachusettes tại Boston, tiểu bang Massachusettes đã thiết kế ra quyển sổ tay tính phí. Nhờ quyển sổ tay con con này mà các Đại lý thời đó có thể đi khắp nơi xa xôi hẻo lánh để bán BHNT. Quyển sổ tay vẫn còn được xem là " bửu bối" của các đại lý ngày nay.
Năm 1844 đánh dấu một bước quan trọng trong ngành BHNT, khi chứng kiến việc khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ muốn ngưng hợp đồng giữa chừng những không được công ty bảo hiểm nào trả tiền cho họ, ông Elizur Wright, nhà tính phí người Mỹ đã cho răng điều này không công bằng. Từ đó ông nghĩ ra một công thức toán học tính phí giá trị giải ước để hoàn lại phí cho khách hàng một cách hợp lý.
Đối với nhà nước Mỹ, nền kinh tế chỉ có thể phát triển khi các công ty bảo hiểm tồn tại. Họ chủ trương rằng mua BHNT phải là một sự mua bán lâu dài, năm, mười, mười lăm, hai mươi năm, hay suốt cuộc đời của người khách hàng. Nếu mọi khách hàng đều muốn rút tiền về sớm thì công ty bảo hiểm không thể hoạt động và tồn tại lâu năm, và tình hình kinh tế nước Mỹ cũng không thể phát triển được. Do đó, họ chấp nhận khái niệm " giá trị giải ước" của ông Wright và cho áp dụng cách tính này. Theo đó, nếu khách hàng ngưng hợp đồng càng sớm thì số tiền nhận lại càng ít.
Công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential của Anh được thành lập năm 1853 và là công ty đi đầu trong công nghiệp bảo hiểm. Và thực tế cho đến nay công ty này vẫn đang phát triển lớn mạnh trên rất nhiều nước trên thế giới.
Ngành BHNT thực sự trở thành một nhu cầu lớn tại các nước đã và đang phát triển. Ở châu Á, Nhật Bản là nước có công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên hoạt động dưới hình thức kinh doanh là Công ty Meji. Sau 7 năm độc quyền ở Nhật Bản, đến năm 1889, hai Công ty bảo hiểm lớn ra đời là Công ty BHNT Teikoku và Nippon.
Các Công ty BHNT của Anh và Nhật đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển BHNT ở các nước Châu Á khác. Ví dụ ở Triều Tiên, các Công ty BHNT của Anh hoạt động ỏ hầu hết trên khắp đất nước, cho đến năm 1905 thì Nhật Bàn giành lại hoàn toàn quyền quản lý BHNT trên đất nước Triều Tiên. Công ty BHNT SIM được thành lập năm 1929, là Công ty duy nhất do người Triều Tiên quản lý. Đến những năm 60, nền công nghiệp BHNT hiện đại của Triều Tiên thực sự bắt đầu phát triển.
Tại Singapore, các Công ty BHNT của Anh đóng vai trò chính trong việc phát triển kinh doanh BHNT, Công ty BHNT trong nước của Singapore ra đời năm 1908, công nghiệp BHNT của Singapore thực sự phát triển vào năm 1965.
Như vậy, BHNT ở trên thế giới ra đời từ rất lâu và nó trở thành một ngành dịch vụ không thể thiếu được trong cuộc sống của mỗi người dân.
Mặc dù BHNT ra đời muộn hơn so với nhiều loại hình bảo hiểm khác nhưng nó đã nhanh chóng giữ một vị trí quan trọng trong lĩnh vực bảo hiểm. Thực tế hoạt động và kết quả triển khai BHNT ở các nước đã chứng tỏ vị trí quan trọng của các sản phẩm BHNT trên thị trường. Hiện nay tham gia BHNT là một nhu cầu tất yếu của nhân dân các nước đang phát triển, đặc biết là ở Châu Á. Một số nước có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông . BHNT giữ một vị trí trọng yếu trong nền kinh tế. Thị phần BHNT trong một số thị trường tương đối lớn, thể hiện ở tỷ lệ doanh thu phí BHNT so với phí thu của toàn ngành bảo hiểm. Theo thống kê năm 1992 của tạp chí Signa ( Thuỵ Sỹ), doanh thu phí nghiệp vụ BHNT thế giới là 1466 tỷ USD, trong đó phí BHNT chiếm 52,4%. Tuy nhiên sự phát triển của BHNT rất không đồng đều. Nếu như ở Châu Mỹ - La Tinh, phí BHNT rất thấp, chỉ chiếm 21,4%, thì ở Châu Âu đạt tỷ lệ cân đối trong khoảng từ 41,8% - 49%. Tỷ lệ phí BHNT ở Châu Đại Dương là 52,3% của toàn bộ nghiệp vụ bảo hiểm.
Tốc độ phát triển của nghiệp vụ BHNT trên thế giới không ngừng tăng vượt hơn so với nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ. Tỷ lệ phí BHNT năm 1993 đã lên tới 53% toàn bộ nghiệp vụ. Đến năm 1995 thì tổng số phí BHNT đạt con số kỷ lục là 1236,6 tỷ USD trong tổng số 2143,4 tỷ USD, tương đương với 57,7% tổng số phí bảo hiểm gốc.
Cũng theo thống kê của tạp chí Signa ( Swiss Re) năm 1995. người Nhật Bản chi tiêu nhiều nhất về bảo hiểm : 5008 USD/ người, trong đó BHNT chiếm 80,1%, Thuỵ Sỹ theo sau Nhật Bản với 4057 USD/ người. Phần lớn các nước công nghiệp đạt mức chi bảo hiểm đầu người cao, từ 1200- 2400 USD/ người. Mức chi bình quân đầu người cho BHNT là hệ quả của sự kết hợp giữa mức sống cao hơn và tỷ trọng lớn hơn của ngành BHNT trong mối tương quan với toàn nền kinh tế. Sở dĩ có được kết quả như vậy là do việc sử dụng rộng rãi BHNT như là một phương tiện đầu tư tài chính và dự trữ cá nhân
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 557
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 316
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 150
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 595
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 20
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 563
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 614
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 16