Mã tài liệu: 247542
Số trang: 24
Định dạng: doc
Dung lượng file: 127 Kb
Chuyên mục: Triết học
Hệ thống pháp luật của VN về ly hôn và hậu quả pháp lý của nó
Lời nói đầu
Hậu quả của ly hôn là một vấn đề mà pháp luật quy định cần phải giải quyết khi có sự kiện pháp lý xảy ra về vấn đề ly hôn. Ly hôn là nguyên nhân dẫn đến hậu quả làm tan vỡ gia đình, từ đó làm ảnh hưởng một phần đến đời sống xã hội. Vì vậy dưới bất kỳ chế độ xã hội nào, Nhà nước cũng quan tâm đến việc giải quyết ly hôn và hậu quả pháp lý của nó. Nhưng đối với những xã hội khác nhau thì mục đích điều chỉnh của pháp luật đối với vấn đề hôn nhân và gia đình nói chung cũng như việc ly hôn và giải quyết hậu quả của nó nói riêng là hoàn toàn khác nhau.
Trong thực tế, nhìn chung các vụ kiện về hôn nhân và gia đình là không đơn giản, nhất là việc giải quyết về ly hôn đã phức tạp thì việc giải quyết hậu quả của nó lại càng phức tạp hơn. Bởi vì nó không chỉ đụng chạm đến quyền lợi thiết thân của các bên đương sự về mặt vật chất mà còn đụng chạm đến tình cảm của vợ, chồng; giữa cha, mẹ với con cái. Cho nên nếu giải quyết vấn đề này không hợp tình, hợp lý, không thoả mãn đối với các bên đương sự, làm cho các bên đương sự phải đi lại kiện tụng nhau nhiều lần, mất nhiều thời gian, cuộc sống không ổn định sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của cá nhân cũng như lợi ích chung của xã hội không những thế còn gây nên tình trạng mất đoàn kêts giữa các bên đương sự.
Do đó muốn giải quyết đúng đắn những hậu quảpháp lý của ly hôn, các cấp Toà án cần phải giải quyết đúng đắn việc ly hôn giữa vợ và chồng, trên cơ sở đó mới giải quyết tốt hậu quả của nó. Trong quá trình giải quyết thì Toà án phải tiến hành điều tra, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các bên đương sự, phải nắm vững tình hình tài sản, con cái, tình trạng cụ thể của gia đình mới có thể ra quyết định đúng đắn trong mỗi bản án của mình.
Trong giai đoạn hiện nay, việc giải quyết đúng đắn các vụ kiện ly hôn và hậu quả pháp lý của nó có một ý nghĩa đặc biệt to lớn. Về mặt lý luận – nó củng cố chế độ 1vợ 1 chồng, tự nguyện, tiến bộ góp phần khẳng định các nguyên tắc: Nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng, nguyên tắc bảo đảm quyền lợi của người vợ và con chưa thành niên, nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em theo Luật hôn nhân gia đình 1986. Về mặt thực tiễn nó đảm bảo sự công bằng về lợi ích của các bên đương sự, đồng thời góp phần giải phóng các thành viên trong gia đình(nhất là người phụ nữ) khỏi quan hệ hôn nhân đã thực sự không còn, góp phần ổn định cuộc sống mới cho mỗi bên đương sự.
24
Tài liệu tham khảo
1. Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam 1992.
2. Luật hôn nhân gia đình 1959.
3. Luật hôn nhân gia đình 1986. Nxb pháp lý 1988.
4. Giáo trình luật hôn nhân gia đình.
5. Hệ thống hoá luật lệ về hôn nhân gia đình Việt nam.
6. Nghị quyết số 01/NQ/HĐTP ngày 20/1/1988 của TANDTC.
7. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII. Nxb sự thật 1991.
mục lục
LỜI NÓI ĐẦU 1
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM VỀ LY HÔN
VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA NÓ 3
I. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ LY HÔN
VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA NÓ. 3
1. Giai đoạn từ 1945 đến 1954. 4
2. Giai đoạn 1954 - 1975: 5
3. Giai đoạn từ 1976 đến nay: 6
II. VẤN ĐỀ LY HÔN VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA NÓ THEO LUẬT
HÔN NHÂN GIA ĐÌNH 1986. 7
1. Vấn đề ly hôn: 7
2. Hậu quả pháp lý của ly hôn: 8
KẾT LUẬN 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 629
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 8227
⬇ Lượt tải: 49
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 26
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 591
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 192
👁 Lượt xem: 822
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 166
👁 Lượt xem: 790
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 569
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 20037
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 601
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 563
⬇ Lượt tải: 16