Tìm tài liệu

Moi quan he giua quoc hoi va Chinh phu theo phap luat hien hanh cua Viet Nam

Mối quan hệ giữa quốc hội và Chính phủ theo pháp luật hiện hành của Việt Nam

Upload bởi: tranhoainam_0502

Mã tài liệu: 256486

Số trang: 8

Định dạng: doc

Dung lượng file: 213 Kb

Chuyên mục: Triết học

Info

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1.Vị trí, chức năng, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Quốc hội và Chính phủ

1.1 Vị trí của Quốc hội và Chính phủ . 1

1.2 Chức năng của Quốc hội và Chính phủ . 1

1.3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Quốc hội và Chính phủ .1

2. Mối liên hệ trong tổ chức 2

3. Mối liên hệ trong trong hoạt động

3.1 Về phương thức hoạt động .3

3.2Trong hoạt động lập pháp . 3

3.3 Trong hoạt động giám sát . 4

3.4 Trong hoạt động quyết định những vấn đề quan trọng khác của đất nước

3.4.1 Về hoạt động đối nội . .8

3.4.2 Về hoạt động đối ngoại 8

KẾT LUẬN . .8

Những nhược điểm trong Hiến pháp 1980 về cách tổ chức bộ máy nhà nước và cách tổ chức quyền lực nhà nước chính là một trong những nguyên nhân để ban hành Hiến pháp 1992. Hiến pháp 1992 ra đời cùng các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước mà trong đó có quy định cụ thể về vị trí, vai trò, chức năng của từng cơ quan trong bộ máy nhà nước cho phù hợp với tình hình mới của đất nước là một dấu mốc, là bước đổi mới nhằm hoàn thiện hơn bộ máy nhà nước, hoàn thiện hơn việc xác lập mối quan hệ pháp lý giữa Quốc hội và Chính phủ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

[*]GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

[*]Vị trí, chức năng, nguyên tắc tổ chức hoạt động của Quốc hội và Chính phủ

[*]Vị trí của Quốc hội và Chính phủ

“Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” (Điều 83).

“Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” (Điều 109).”

[*]Chức năng của Quốc hội và Chính phủ:

Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.

Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.

Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.

Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.

[*]Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Quốc hội và Chính phủ

Quốc hội và Chính phủ đều được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Như vậy Quốc hội và Chính phủ đã được tổ chức lại theo hướng giảm tính chất tập thể, tăng cường trách nhiệm của Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, các đại biểu Quốc hội và các thành viên khác của Chính phủ. Cơ cấu tổ chức của Quốc hội và Chính phủ theo Hiến pháp 1992 cũng được xác lập lại cho phù hợp với tính chất của hai cơ quan này. Chế định hội đồng Nhà nước đã được sửa đổi, phân tách thành chế định Chủ tịch nước và chế định Ủy ban thường vụ Quốc hội như trong Hiến pháp 1959. Việc đổi mới về cơ cấu tổ chức Quốc hội được thể hiện từ việc bầu cử đại biểu Quốc hội đến việc cơ cấu thành lập các cơ quan của Quốc hội với những quyền hạn được quy định cụ thể hơn, đầy đủ hơn. Đồng thời việc quy định rõ trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội và các đoàn đại biểu Quốc hội, trách nhiệm tập thể của Chính phủ, trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng Chính phủ là một trong những biện pháp hữu hiệu góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động của Quốc hội và Chính phủ.

Mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ trong Hiến pháp 1992 đã được cải thiện một bước nhằm khẳng định cách tổ chức quyền lực của Nhà nước ta là nguyên tắc tập trung quyền lực có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước đúng theo tinh thần của Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã đặt ra. Trong mối quan hệ đó Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Do vậy, Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội , Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Tuy nhiên, Chính phủ cũng là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Vai trò lãnh đạo cơ quan cao nhất nắm quyền hành pháp đã được thiết lập lại. Điều này khẳng định tính độc lập tương đối của Chính phủ với Quốc hội trong vị trí của mình.

I. Mối liên hệ trong tổ chức

Theo quy định của Hiến pháp 1992 và Luật tổ chức chính phủ năm 1992, Quốc hội thành lập ra Chính phủ. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ bao gồm: Bộ và cơ quan ngang Bộ (Điều 2 Luật tổ chức Chính phủ năm 1992). Số lượng các Bộ, việc thành lập, giải tán các bộ do Quốc hội quyết định. Quốc hội bầu ra Thủ tướng Chính phủ trong các đại biểu của mình. Các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết là đại biểu Quốc hội, do Chủ tịch nước bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị của Thủ tướng và được Quốc hội phê chuẩn (Điều 84 Hiến pháp 1992 và điều 2 Luật tổ chức Chính phủ năm 1992). Tuy Chính phủ do Quốc hội lập ra nhưng với việc lựa chọn danh sách các thành viên, Chính phủ đã khẳng định vị trí tương đối độc lập của mình. Đây là một quy định khác so với Hiến pháp 1980. Theo Hiến pháp 1980, Quốc hội bầu và bãi miễn Chủ tịch cũng như toàn bộ các thành viên khác của Hội đồng bộ trưởng. Tuy nhiên, việc quy định mới này không làm thay đổi bản chất mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ. Ở nước ta Quốc hội vừa có quyền lập hiến vừa có quyền lập pháp. Do vậy Quốc hội không những có quyền thành lập ra Chính phủ mà còn có quyền định ra cơ cấu và những nguyên tắc hoạt động của cơ quan này.

II. Mối liên hệ trong trong hoạt động

[*] Về phương thức hoạt động:

Quốc hội thông qua phương thức chính là các kì họp của Quốc hội. Quốc hội họp thường kì mỗi năm hai lần. Nhưng Hiến pháp 1992 cũng như các Hiến pháp trước đều ghi nhận chính phủ có quyền triệu tập kì họp bất thường của Quốc hội. Điều 28 Hiến pháp 1946 quy định : “Ban thường vụ có thể triệu tập Nghị viện nếu 1/3 Nghị viện hoặc Chính phủ yêu cầu”. Điều 46 Hiến pháp 1959 quy định: “Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể triệu tập cuộc họp bất thường theo quyết định của mình hay theo yêu cầu của Hội đồng Chính phủ hay của ít nhất là 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội”. Điều 85 Hiến pháp 1980 cũng lại khẳng định : “Hội đồng Nhà nước có thể triệu tập Quốc hội bất thường theo quyết định của mình, theo yêu cầu của Hội đồng bộ trưởng hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội” Và đến Hiến pháp 1992, quyền yêu cầu triệu tập Quốc hội bất thường của Chính phủ một lần nữa được khẳng định tại Điều 86: “Trong trường hợp Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu hoặc theo quyết định của mình, Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập cuộc họp bất thường”. Quyền năng này của Chính phủ không chỉ được ghi nhận ở Việt Nam mà hầu hết các nước theo chính thể Đại nghị hay Tổng thống đều ghi nhận

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Mối quan hệ giữa quốc hội và Chính phủ theo pháp luật hiện hành của Việt Nam
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Mối quan hệ giữa quốc hội và Chính phủ theo pháp luật hiện hành của Việt Nam
  • Mối quan hệ giữa quốc hội và Chính phủ theo pháp luật hiện hành của Việt Nam
  • Mối quan hệ giữa quốc hội và Chính phủ theo pháp luật hiện hành của Việt Nam
  • Mối quan hệ giữa quốc hội và Chính phủ theo pháp luật hiện hành của Việt Nam
  • Mối quan hệ giữa quốc hội và Chính phủ theo pháp luật hiện hành của Việt Nam
  • Mối quan hệ giữa quốc hội và Chính phủ theo pháp luật hiện hành của Việt Nam
  • Mối quan hệ giữa quốc hội và Chính phủ theo pháp luật hiện hành của Việt Nam
  • Mối quan hệ giữa quốc hội và Chính phủ theo pháp luật hiện hành của Việt Nam

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại ...

Upload: mathien25

📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 6621
Lượt tải: 21

Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại ...

Upload: ngtanlap

📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 521
Lượt tải: 17

Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại ...

Upload: bebi2011vn

📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 240
Lượt tải: 18

Vận dụng mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ...

Upload: giahannt

📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 604
Lượt tải: 31

Mối quan hệ biên chứng giữa tự nhiên và xã ...

Upload: namsgv

📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 595
Lượt tải: 16

Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị với ...

Upload: thepdatoi25589

📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 684
Lượt tải: 16

Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị với ...

Upload: quachtrieuphong283

📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 576
Lượt tải: 16

Mối quạn hệ giữa kinh tế và chính trị trong ...

Upload: httvnb

📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 585
Lượt tải: 16

Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã ...

Upload: hoangnam_205

📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 31
Lượt tải: 16

Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã ...

Upload: vungangzone

📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 870
Lượt tải: 16

Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã ...

Upload: thanhnv8

📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 31
Lượt tải: 16

Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã ...

Upload: khong_quen_vi_qua_y3u

📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 31
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Mối quan hệ giữa quốc hội và Chính phủ theo ...

Upload: tranhoainam_0502

📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 8228
Lượt tải: 49

CHUYÊN MỤC

Khoa học xã hội Triết học
Mối quan hệ giữa quốc hội và Chính phủ theo pháp luật hiện hành của Việt Nam ĐẶT VẤN ĐỀ 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Vị trí, chức năng, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Quốc hội và Chính phủ 1.1 Vị trí của Quốc hội và Chính phủ . 1 1.2 Chức năng của Quốc hội và Chính phủ . 1 1.3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Quốc hội và doc Đăng bởi
5 stars - 256486 reviews
Thông tin tài liệu 8 trang Đăng bởi: tranhoainam_0502 - 16/03/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 16/03/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Mối quan hệ giữa quốc hội và Chính phủ theo pháp luật hiện hành của Việt Nam