Mã tài liệu: 254991
Số trang: 15
Định dạng: doc
Dung lượng file: 392 Kb
Chuyên mục: Triết học
LỜI MỞ ĐẦU
Trung Hoa là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại, nền văn minh này đã trải qua hơn 4000 năm phát triển liên tục với nhiều phát minh, phát kiến vĩ đại trong mọi lĩnh vực – nhất là trong quan niện Triết học gắn liền với đời sống thường nhật của con người. Các quan niệm Triết học khác nhau đó có mối liên hệ điều chỉnh mọi hoạt động của chính con người trong xã hội, và từ đó tùy vào triết lý riêng mà hình thành nhiều học thuyết gắn liền với giáo phái tôn giáo khác nhau.
Trong số học thuyết này phải kể đến trước hết là Triết học Nho giáo. Nho – theo hán tự, do chữ Nhơn và chữ Nhu ghép lại. Nhơn là người, Nhu là cần dùng. Vậy, Nho là hạng người luôn luôn được cần dùng để giúp ích cho nhơn quần xã hội biết cách ăn ở sao cho hợp lòng người là lẽ Trời. Ngoài ra, chữ Nhu còn có nghĩa là chờ đợi, tức là người trí thức chờ đợi người ta cần dùng gọi đến thì đem tài ra giúp đời.
Sách Pháp Ngôn có câu :” Thông Thiên định Địa viết Nho”. Nghĩa là : Người biết rõ Thiên văn, Địa lý, thì mới gọi là Nho. “Phàm những người Nho học thì chuyên về mặt áp dụng thực tế, chớ không chú trọng về mặt lý tưởng. Bởi vậy, từ xưa đến nay, họ là những người sẵn sàng nhập thế cuộc, gánh vác việc đời, làm ích nước lợi dân, khác hẳn với những tu sĩ Phật giáo hay Lão giáo, chỉ biết xuất thế, lo tu thân độc thiên kỳ nhân”[URL="/#_ftn1"]
Hệ thống của Nho giáo thì theo chủ nghĩa :”Thiên Địa Vạn vật đồng nhất thể”, nghĩa là : Trời đất và muôn vật đều đồng một thể với nhau. Phương pháp của Nho giáo là chứng luận, lấy Thiên lý lưu hành làm căn bản. Như vậy, học thuyết của Nho giáo có 3 điều cốt yếu : một là, về tín ngưỡng – luôn luôn tin rằng Trời và người tương quan lẫn nhau; hai là, về thực hành - lấy sự thực nghiệm chứng minh làm trọng; về trí thức - lấy trực giác làm cái khiếu để soi rọi tìm hiểu sự vật.
Nếu ai đã hiểu tường tận tôn chỉ của Nho giáo thì đều công nhận Nho giáo là một tôn giáo rất cao minh của nhân loại. Sự cao minh đó bắt nguồn từ triết lý Triết học và sự giáo dục liên tục của giáo phái này. Thật không ngoa khi nói rằng, Nho giáo coi trọng sự học của mỗi bản thân, sự học phải được thực nghiệm, sự học để đem tài giúp sức, sự học để sống hợp lẽ Trời Đất và hợp lòng Người. “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri đạo” là một lẽ thường tình trong quá trình giáo dục của Nho giáo.
Tiểu luận này được thực hiện nhằm để làm rõ tường tận bản chất của giáo dục trong triết lý Nho học, cũng như phác thảo tính thời đại của tư tưởng Nho giáo trong sự nghiệp giáo dục hiện đại.
Nội dung của tiểu luận gồm 3 phần :
[*]Phần 1 : Khái quát hiểu biết về Nho giáo và những tư tưởng của Nho giáo trong giáo dục.
[*]Phần 2 : Cuộc đối thoại giữa môn đệ Nho giáo và tác giả về giáo dục.
[*]Phần 3 : Kết luận.
[URL="/#_ftnref1"] Trích lời bàn luận của tu sĩ đạo Cao Đài về Nho giá
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 970
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 656
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 584
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 2418
⬇ Lượt tải: 37
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 1038
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 1347
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 3109
⬇ Lượt tải: 22
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 287
⬇ Lượt tải: 16