Mã tài liệu: 211563
Số trang: 26
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 302 Kb
Chuyên mục: Triết học
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của sự bùng nổ khoa học công nghệ và toàn cầu hoá, vai trò của con người được khẳng định rõ rệt. Nghiên cứu vấn đề con người đặc biệt là vai trò, vị trí của con người cá nhân trở nên cấp thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, không phải đến bây giờ vấn đề cá nhân mới được đặt ra và nghiên cứu mà nó là dòng chảy xuyên suốt lịch sử của nhân loại. Điều khác biệt ở đây là nghiên cứu con người dưới góc độ cá nhân trong bối cảnh toàn cầu hoá. Đây là nét độc đáo mới mẻ, là đề tài nghiên cứu có sức hấp dẫn của nhân loại trong nhiều thập niên vừa qua. Tiêu biểu cho xu hướng nghiên cứu ấy là triết học hiện sinh- một trong những trào lưu triết học Phương Tây thế kỷ XX. Triết học hiện sinh không chỉ đặt ra hàng loạt các vấn đề về tồn tại, bản chất, hiện sinh của cá nhân, mà nó còn dự báo những bước phát triển tiếp theo của lịch sử nhân loại. Điều này được cảm nhận khi thế giới bước vào xu thế toàn cầu hoá. Sự giao lưu phát triển đến chóng mặt về kinh tế, chính trị, xã hội như hiện nay đòi hỏi tất yếu là phát huy vai trò năng động sáng tạo của mỗi cá nhân. Nói cách khác, phát triển cá nhân trong xu thế toàn cầu hoá là một yêu cầu tất yếu của lịch sử –xã hội. Vì vậy, người viết đã chọn đề tài này nhằm làm rõ tư tưởng con người cá nhân trong triết học hiện sinh, đồng thời soi rọi nó trong xu thế phát triển toàn cầu hiện nay.
Đề tài: Con người cá nhân trong triết học hiện sinh và những xu thế phát triển con người cá nhân trong bối cảnh toàn cầu hóa ở Việt Nam hiện nay
2. Tình hình nghiên cứu
Con người nói chung và con nguời cá nhân nói riêng là phạm trù tương đối rộng. Nó sớm trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nghành khoa học khác nhau.Vì vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề, các công trình nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến vấn đề cá nhân trong chủ nghĩa hiện sinh và trong xu thế toàn cầu hoá như :
Nguyễn Tiến Dũng: Chủ nghĩa hiện sinh: lịch sử, sự hiện diện ở Việt Nam, Nxb. CTQG, H. 1999.
Lưu Phóng Đồng: Triết học phương Tây hiện đại, Nxb. CTQG, H. 1994
Phạm Minh Lăng: Mấy trào lưu triết học phương Tây, H. 1884.
Phạm Minh Hạc(chủ biên): về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá. NXB, CTQG HN. 2001.
Nguyễn Thái Sơn: Những yêu cầu đặt ra đối với con người trước sự phát triển của CMKHCN hiện đại. H.2001.
Trong những công trình trên, các tác giả một mặt làm rõ sự phát triển của chủ nghĩa hiện sinh, thông qua đó phân tích vấn đề con người, tồn tại người (ba công trình đầu). Mặt khác, các tác giả cũng chỉ ra rằng trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước việc phát triển toàn diện con người là một tất yếu, song sự phát triển ấy phải đáp ứng những yêu cầu nhất định của sự phát triển xã hội (hai công trình nghiên cứu sau).
Ngoài ra, vấn đề này cũng trở thành đề tài nghiên cứu rất phong phú của nhiều luận văn Tiến sĩ, Thạc sĩ cũng như khóa luận tốt nghiệp của sinh viên. Ở một khía cạnh khác, báo cáo xem xét và tiếp cận vấn đề con người dưới góc độ cá nhân của nó.
3. Mục đích nghiên cứu của báo cáo
Trên cơ sở phân tích con người cá nhân trong triết học hiện sinh, báo cáo làm rõ những xu thế vận động phát triển của con người cá nhân trong bối cảnh toàn cầu hoá ở Việt Nam hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp.
*Phương pháp phân tích tổng hợp.
*Phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
*Phương pháp luận triết học Mac-Lênin và các phương pháp liên nghành khác.
5. Kết cấu của báo cáo
Với đề tài trên, nghiên cứu ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm hai chương và năm tiết
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 1677
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 584
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 283
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 577
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 32
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 858
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 3045
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 803
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 592
⬇ Lượt tải: 18