Mã tài liệu: 249420
Số trang: 20
Định dạng: doc
Dung lượng file: 264 Kb
Chuyên mục: Hành chính học
LỜI NÓI ĐẦU
Công tác tiếp dân có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát huy quyền dân chủ của nhân dân, nhằm củng cố và tăng cường mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước ngày càng vững chắc. Tiếp công dân là một trong những biểu hiện dân chủ của Nhà nước ta, Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đồng thời thông qua công tác tiếp công dân nhằm tiếp nhận các thông tin, kiến nghị phản ánh, góp ý liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, công tác quản lý của các cơ quan; tiếp nhận nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thật vậy, trong quá trình hoạt động thực tiễn, mối quan hệ giữa công dân với cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; giữa công dân với công dân, khi phát hiện có quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể, cá nhân, thì công dân có quyền khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước, với người có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết.
Do vậy làm tốt công tác tiếp dân sẽ góp phần phát huy bản chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tạo điều kiện để nhân dân trực tiếp tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tạo điều kiện công dân giám sát hoạt động cơ quan Nhà nước, thúc đẩy từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước. Làm tốt công tác tiếp dân cũng có nghĩa là làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo tràn lan, vượt cấp .
Qua một thời gian tham gia lớp nghiệp vụ thanh tra cơ bản của Trường cán bộ Thanh tra, với những kiến thức đã tiếp thu, và kinh nghiệm thực tế trong công tác, tôi chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp tiếp công dân tại Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm làm rõ một số vấn đề về công tác tiếp công dân và đưa ra một số giải pháp trong tình hình hiện nay góp phần nhỏ bé của mình để thực hiện công tác tiếp dân ngày càng hoàn thiện hơn.
Tuy nhiên, do điều kiện về thời gian học tập, thời gian nghiên cứu chưa được nhiều, nguồn tài liệu và thực tiễn công tác còn hạn chế nên trong quá trình soạn thảo tiểu luận chắc không tránh khỏi những tồn tại, khiếm khuyết nhất định. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô giáo Trường Thanh tra Chính phủ để từng bước sửa chữa, bổ sung cho tiểu luận được đầy đủ, có chất lượng hơn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 767
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 683
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 1239
⬇ Lượt tải: 30
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 696
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 666
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 660
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 570
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 1248
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 735
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 778
⬇ Lượt tải: 28