Mã tài liệu: 43670
Số trang: 118
Định dạng: docx
Dung lượng file: 298 Kb
Chuyên mục: Chính trị học
Dùng pháp luật hoặc đạo đức để cai trị đã trở thành thuật trị nước, an dân từ ngàn xưa của các nhà nước. Dưới mỗi triều đại, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội đặc thù của mình mà các giai cấp cầm quyền lựa chọn một phương thức quản lý nhà nước thích hợp, hiệu quả, đó có thể là đức trị (quản lý xã hội bằng đạo đức), là pháp trị (quản lý xã hội bằng pháp luật) hoặc kết hợp cả hai phương thức đó.
Ở Việt Nam, trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm của các triều đại phong kiến, do chịu ảnh hưởng sâu sắc của các quan điểm Phật giáo, Nho giáo nên phương thức cai trị xã hội bằng pháp luật và hoạt động xây dựng pháp luật còn bị xem nhẹ. Chính vì vậy, đạo đức giữ vai trò cực kỳ to lớn trong điều chỉnh các QHXH. Cùng với nền văn hoá lúa nước: tương thân, tương ái, đoàn kết, nhân hoà, khoan dung, trọng nghĩa... hàng loạt QHXH đã được điều chỉnh bằng hệ thống quy phạm đạo đức. Có thể nói, đạo đức đã len lỏi đến từng mối QHXH, thấm đẫm trong tư tưởng đối nhân xử thế của người Phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng. Cùng với sự phát triển của xã hội, QHXH ngày càng đa dạng và phong phú thì bên cạnh việc sử dụng các chuẩn mực đạo đức để điều chỉnh xã hội, các triều đại phong kiến đã từng bước để ý đến việc xây dựng pháp luật nhằm thể chế hoá những chuẩn mực đạo đức làm công cụ để điều chỉnh QHXH mang tính công quyền. Trong các triều đại phong kiến Việt Nam, chúng ta đặc biệt ghi nhận vai trò của triều Lê (Tiền Lê) với đại biểu Lê Thánh Tông (1442-1497) – Người đã kết hợp nhuần nhuyễn đạo đức với pháp luật trong thuật trị nước của mình.
Bước sang thời kỳ Pháp thuộc, sự tàn bạo và hà khắc của pháp luật đô hộ lại càng làm nhân dân có chung tâm lý xa luật, sợ luật bởi sự bóc lột và khai thác kiệt quệ sức người, sức của, bởi sự bất bình đẳng giữa địa vị của
người mất nước và kẻ cướp nước. Đó là thứ pháp luật thống trị, xa rời những giá trị nhân văn bảo vệ quyền con người và tất yếu nó bị nhân dân phản đối.
Kết cấu chuyên đề:
Chương 1
Cơ sở lý luận về kết hợp pháp luật và đạo đức
Chương 2
thực trạng và giải pháp đảm bảo kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý Nhà nước ở Việt nam hiện nay
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 876
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 804
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 694
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 649
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 1095
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 589
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 1200
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 969
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 716
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 898
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 171
👁 Lượt xem: 777
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 1162
⬇ Lượt tải: 16