Mã tài liệu: 129687
Số trang: 87
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Chính trị học
Tôn giáo không phải từ trên trời rơi xuống, và cũng không phải là một di sản thiên nhiên vốn có, mà là một sản phẩm do con người sáng tạo ra. Tuy nhiên, tôn giáo không đồng hành với con người. Tôn giáo là phạm trù lịch sử. Tôn giáo vốn là một hiện tượng xã hội phức tạp và hiện nay là một trong những vấn đề nhạy cảm ở nhiều dân tộc, quốc gia. Việt nam là một quốc gia đa tôn giáo. Có những tôn giáo du nhập vào Việt Nam từ những thế kỷ đầu công nguyên... Có những tôn giáo mới hình thành ở Việt Nam vào những thập niên đầu của thế kỷ XX như: Cao Đài, hòa Hảo v.v...
Lịch sử dân tộc đã minh chứng, có một số tôn giáo đã góp phần nâng cao ý thức dân tộc, ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống của cả cộng đồng. Tuy nhiên, lại cũng có những tôn giáo có thời kỳ đã bị các thế lực phản động trong và ngoài nước lợi dụng vì mục đích ngoài tôn giáo. Hiện nay số lượng tín đồ các tôn giáo chiếm gần khoảng 20% dân số, và tập trung ở các tôn giáo lớn, còn nếu tính cả những người có tâm thức tôn giáo thì con số sẽ lớn hơn gấp bội.
Quá trình đổi mới đất nước, khi chuyển sang kinh tế thị trường, bên cạnh những thành tựu, cũng nảy sinh những hiện tượng tiêu cực, làm xói mòn một số giá trị đạo đức xã hội. Thực tiễn đó đòi hỏi phải xây dựng những giá trị đạo đức mới cho phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó trong nhận thức cần xác định những ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo tới quá trình xây dựng đạo đức mới, để từ đó có thái độ ứng xử đúng với các tôn giáo (một vấn đề hết sức tế nhị, nhạy cảm và còn tồn tại lâu dài) là điều cấp thiết.
Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị ngày 16/10/1990 có ghi:
"Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới".
Kết cấu của đề tài:
Chương 1:một số nét đặc trưng của đạo đức tôn giáo và đạo đức mới ở việt nam hiện nay
Chương 2:ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức mới - thực trạng và giải pháp
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 1162
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 867
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 1201
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 805
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 763
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 238
👁 Lượt xem: 689
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 609
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 816
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 954
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 1556
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 877
⬇ Lượt tải: 16