Mã tài liệu: 299610
Số trang: 86
Định dạng: zip
Dung lượng file: 19,822 Kb
Chuyên mục: Hóa học
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
1.1 Các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý tổng hợp đới bờ 7
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu quản lý đới bờ 7
1.1.2 Khái niệm về đới bờ và quản lý tổng hợp đới bờ 8
1.1.3 Quản lý tổng hợp đới bờ ở Việt Nam – thành công và hạn chế 13
1.2 Các vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế sinh thái 17
1.2.1 Lịch sử nghiên cứu kinh tế sinh thái trên thế giới và ở Việt Nam 17
1.2.2 Khái niệm về kinh tế sinh thái 19
1.2.3 Khái niệm về mô hình hệ kinh tế sinh thái 21
1.3 Quan điểm nghiên cứu 22
1.3.1 Quan điểm hệ thống và tổng hợp 22
1.3.2 Quan điểm lịch sử 23
1.3.3 Quan điểm phát triển bền vững 23
1.4 Phương pháp nghiên cứu 24
1.4.1 Phương pháp tổng hợp tài liệu 24
1.4.2 Phương pháp khảo sát thực địa 25
1.4.3 Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS) 25
CHƯƠNG 2 - PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 27
2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị 27
2.1.1 Vị trí địa lý 27
2.1.2 Đặc điểm địa chất, địa hình 27
2.1.3 Đặc điểm khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan 30
2.1.4 Thuỷ văn 33
2.1.5 Thổ nhưỡng và lớp phủ thực vật 34
2.2 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị........ 38
2.2.1 Dân số và lao động 38
2.2.2 Hiện trạng sử dụng đất xã Hải An 38
2.2.3 Sức ép dân số tới tài nguyên đất 41
2.2.4 Hiện trạng phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng 45
2.3 Đặc điểm cảnh quan xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị 48
CHƯƠNG 3 - XÁC LẬP CƠ SỞ KHOA HỌC PHỤC VỤ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN KHU VỰC VEN BIỂN HUYỆN HẢI LĂNG 53
3.1 Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sinh kế của người dân địa phương.... 53
3.1.1 Khái niệm sinh kế 53
3.1.2 Sinh kế và bảo vệ môi trường 53
3.1.3 Bước đầu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế của người dân khu vực ven biển 54
3.2 Xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị........ 67
3.2.1 Định hướng tổ chức không gian phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường xã Hải An..... 68
3.2.2 Các chính sách phát triển và nhu cầu quy hoạch xã Hải An 72
3.2.3 Quy hoạch lãnh thổ phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ dựa vào cộng đồng xã Hải An, giai đoạn 2009 – 2020 73
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có hơn 3000 km bờ biển, và đây là khu vực sinh sống, nguồn sinh kế cho hàng triệu người dân. Vùng ven biển nước ta có dân cư tập trung khá đông đúc, chiếm khoảng 30% tổng dân số của cả nước. Số người trong độ tuổi lao động có khoảng 10,2 triệu người. Dự báo đến năm 2010 dân số vùng ven biển khoảng gần 27 triệu người, trong đó gần 18 triệu người ở độ tuổi lao động. Theo ước tính, quy mô kinh tế (GDP) biển và vùng ven biển Việt Nam bình quân đạt khoảng 47-48% GDP cả nước, trong đó GDP của kinh tế vùng ven biển đạt khoảng 26 – 27%. Dự báo trong tương lai, cùng với việc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, sẽ có mức gia tăng nhanh hơn rất nhiều so với hiện nay.
Biển là di sản của nhân loại, là kho dự trữ cuối cùng của loài người nói chung và của người dân Việt Nam nói riêng, về lương thực, thực phẩm và nguyên, nhiên liệu. Vì vậy, phải cân nhắc đến tính bền vững trong phát triển kinh tế khu vực biển và ven biển. Khai thác biển đã đem lại những lợi ích kinh tế - xã hội bước đầu quan trọng, nhưng việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên khu vực biển và ven biển chưa hiệu quả, thiếu bền vững.
Là một xã ven biển miền trung, xã Hải An thuộc huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị có đặc điểm ít tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất (đất cát nghèo dinh dưỡng), khí hậu khô nóng khắc nghiệt, nhiều đụn cát, bãi cát rộng, chịu tác động mạnh mẽ của hiện tượng sa mạc hoá, và thiếu nước vào mùa khô. Lợi thế của khu vực nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng là nằm trên hành lang kinh tế đông – tây, cầu nối kinh tế bắc – nam, là khu vực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế hướng ra Biển Đông và đảm bảo an ninh quốc phòng nước ta. Khu vực ven biển Quảng Trị thuận lợi cho đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản, phát triển du lịch, giao lưu kinh tế trong và ngoài nước, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế khu vực ven biển.
Người dân xã Hải An, sống chủ yếu vào đánh bắt hải sản và sản xuất nông nghiệp. Nhu cầu đánh bắt cao cùng với gia tăng dân số, làm cho nguồn lợi ven bờ cạn kiệt dần, bên cạnh đó quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp chỉ có hạn. Tuy vậy, nếu xây dựng các khu bảo tồn biển để bảo vệ tài nguyên biển và giảm bớt đánh bắt ven bờ lại có khả năng ảnh hưởng xấu tới sinh kế của người dân ven biển do chúng không thể mang lại lợi ích tức thì. Vậy làm thế nào để vừa bảo vệ môi trường, vừa đảm bảo sinh kế cho người dân, đặc biệt là trước tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra như hiện nay? Để phần nào giải quyết bài toàn này, việc tiến hành nghiên cứu, đánh giá nhằm xây dựng mô hình kinh tế sinh thái phù hợp với mục đích giảm sức ép đến khai thác tài nguyên thiên nhiên và bước đầu đánh giá, dự báo tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu tới sinh kế của người dân địa phương đã được tiến hành thực hiện. Đây cũng chính là nội dung của đề tài “Xác lập cơ sở khoa học địa lý phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên khu vực ven biển huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị” đặt ra để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác lập cơ sở khoa học xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên khu vực ven biển huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
(i) Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý tổng hợp đới bờ và hệ kinh tế sinh thái;
(ii) Phân tích các đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu vực;
(iii) Bước đầu đánh giá, dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sinh kế của người dân địa phương.
(iv) Xác lập cơ sở khoa học xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ phát triển bền vững dải ven biển huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
(i) Phạm vi không gian lãnh thổ nghiên cứu: khu vực ven biển huyện Hải Lăng gồm hai xã là Hải An và Hải Khê; tuy nhiên do địa bàn nghiên cứu rộng, nội dung nghiên cứu bao gồm nhiều vấn đề phức tạp, đề tài tập trung nghiên cứu trên quy mô lãnh thổ là toàn bộ xã Hải An, huyện Hải lăng, tỉnh Quảng Trị.
(ii) Phạm vi khoa học: nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, từ đó xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái phù hợp với điều kiện thực tiễn tại xã Hải An.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 527
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 173
👁 Lượt xem: 751
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 611
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 16