Mã tài liệu: 92506
Số trang: 39
Định dạng: docx
Dung lượng file: 491 Kb
Chuyên mục: Y đa khoa
HIV/AIDS là một đại dịch của thế kỷ hiện đã và đang lan rộng đe dọa tính mạng, sức khỏe con người và cả nòi giống con người; cũng như ảnh hưởng đến kinh tế và xã hội của đất nước. Hiện tại tính đến 30/9/2010 cả nước có 180.312 người nhễm HIV/AIDS đang sống và được báo cáo. Trong đó TPHCM vẫn là địa phương có số người nhiễm được báo cáo cao nhất, chiếm khoảng 23% tổng số người nhiễm HIV/AIDS của cả nước [10]. Bên cạnh việc phòng chống đại dịch HIV/AIDS thì việc chăm sóc cho các người nhiễm HIV cũng rất quan trọng. Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc chăm sóc toàn diện cho người nhiễm HIV. Tình trạng suy dinh dưỡng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả điều trị cho người nhiễm HIV. Thực phẩm và dinh dưỡng tốt, an toàn giúp những người bị nhiễm HIV được mạnh khỏe và cải thiện tính hữu hiệu trong chữa trị.
Sự liên quan giữa HIV và suy dinh dưỡng đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra như trong báo cáo của Malawi năm 2005 chỉ ra rằng ước tính có 14.4% người nhiễm HIV và có khoảng 5% dân số dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng nặng trong đó có rất nhiều trẻ em bị HIV+. [19]. Trong các tài liệu của mình USAID cũng chỉ ra vòng xoắn bệnh lý của suy dinh dưỡng và HIV [41]. WHO 2004 cũng đưa ra các nhận định về mối quan hệ chặt chẽ giữa HIV và suy dinh dưỡng, và có đưa ra các khuyến cáo giúp người nhiễm HIV đặc biệt là phụ nữ và trẻ em [49] phòng chống tình trạng suy mòn và suy dinh dưỡng. Từ đó nâng cao được thể trạng để giảm các bệnh nhiễm trùng. Theo nghiên cứu của Green năm 1995 [21] và của Vorster năm 2004 [45], thì tình trạng suy dinh dưỡng ở người nhiễm HIV/AIDS là khá phổ biến. HIV/AIDS thường được mô tả là một chứng bệnh giết người. Đó là bởi vì những người bị nhiễm HIV có nguy cơ cao bị sụt cân và trở thành suy dinh dưỡng. Họ có rủi ro dễ mắc nhiều chứng bệnh và đặc biệt là mắc bệnh lao [34] dẫn đến tử vong. Một nghiên cứu của Wilson và cộng sự năm 1997 [51], cũng chỉ ra rằng tình trạng suy dinh dưỡng và mất cân nặng thường do ba nguyên nhân : do ăn vào không đủ nhu cầu năng lượng, nhu cầu về năng lượng tăng lên[22,25], và giảm hấp thu các khoáng chất.
Nội dung tóm tắt
chương 1.
tổng quan
chương 2.
đối tượng và phương pháp nghiên cứu
chương 3
dự kiến kết quả
chương 4.
dự kiến bàn luận
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 954
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 485
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 582
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 1432
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 643
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 785
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 1030
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 970
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 1576
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 601
⬇ Lượt tải: 17